Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 11 chuyên Năm học 2019- 2020

CÂU TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO

CÁ THỂ - QUẦN THỂ

Câu 1: Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm:

A. Kích thước cơ thể lớn, sinh sản ít.

B. Kích thước cơ thể nhỏ, sinh sản nhanh.

C. Kích thước cơ thể lớn, sử dụng nhiều thức ăn.

D. Kích thước cơ thể nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu 2: Trong biến động số lượng cá thể của quần thể, có bao nhiêu nhân tố sinh thái sau bị chi phối bởi mật độ cá thể?

(1) Sức sinh sản               (2) Khí hậu                   (3) Mức tử vong           (4) Số lượng kẻ thù

(5) Nhiệt độ                      (6) Các chất độc           (7) Sự phát tán của các cá thể

A. 3                                B. 5                               C. 2                               D. 4

Câu 3: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

A. Đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

B. Thường làm cho quần thể suy thoái đến mức diệt vong.

C.  Chỉ xảy ra ở các cá thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.

D. Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.

Câu 4: Ở vườn quốc gia Cát Bà. trung bình có khoảng 15 cá thể chim chào mào/ ha đất rừng. Đây là ví dụ minh hoạ cho đậc trưng nào của quần thể?

A. Nhóm tuổi                                                      B. Mật độ cá thể.     

C. Ti lệ giới tính.                                                D. Sự phân bố cá thể

Câu 5: Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng của quần thể sinh vật trong tự nhiên thường có dạng hình chữ S, giải thích nào sau đây là đúng

A. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể còn lại tương đối ít

B. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vừa bước vào điểm uốn trên đồ thi sinh trưởng của quần thể

C. Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi số lượng cá thể của quần thể gần đạt kích thước tối đa

D.  Tốc độ sinh trưởng tối đa của quần thể đạt được khi quần thể vượt qua điểm uốn trên đồ thi sinh trưởng của quần thể

Câu 6: Vốn gen là

A. tập hợp tất cả các gen có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định.

B.  tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định,

C. tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.

D. tập hợp tất cả các alen cùng quy định một tính trạng ở một thời điểm nhất định.

Câu 7: Tỷ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40:60 hay (2/3) vì

A.  Do nhiệt độ môi trường

B. do tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều

C. do tập tính đa thê     

D. phân hóa kiểu sinh sống

Câu 8: Cho các tập hợp cá thể sau:

I. Một đàn sói sống trong rừng.

II. Một lồng gà bán ngoài chợ.

III. Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao.

IV. Các con ong thợ lấy mật ở vườn hoa.

V. Một rừng cây.                                  

Có bao nhiêu tập hợp cá thể sinh vật không phải là quần thể?

A. 2                                B. 4                               C. 3                               D. 5

doc 11 trang Lệ Chi 22/12/2023 7820
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 11 chuyên Năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 11 chuyên Năm học 2019- 2020

Đề cương ôn tập Học kì II môn Sinh học Lớp 11 chuyên Năm học 2019- 2020
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
TỔ HÓA - SINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN SINH HỌC 11 – CT CHUYÊN 
CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
 Khái niệm môi trường sống của sinh vật. Các loại môi trường sống.
Nhân tố sinh thái : khái niệm, phân loại, ví dụ
Giới hạn sinh thái: khái niệm, ví dụ. Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu là gì.
Phân biệt nơi ở và ổ sinh thái.
Các quy luật giới hạn sinh thái.
Ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng, nhiệt độ lên đời sống sinh vật và sự thích nghi của sinh vật đối với các nhân tố này.
Bài tập về tổng nhiệt hữu hiệu.
CHƯƠNG II. QUẦN THỂ SINH VẬT
Khái niệm, ví dụ 
Quá trình hình thành quần thể.
Các đặc trưng cơ bản của quần thể.
Các mối quan hệ sinh thái trong quần thể.
Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể.
Các kiểu biến động số lượng cá thể trong quần thể.
Bài tâp : 9,10,11,12 trang 62 và 63 sách tài liệu chuyên Sinh học.
CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT
Khái niệm
Đặc trưng cơ bản.
Mối quan hệ giữa các loài tron... đa của quần thể đạt được khi quần thể vượt qua điểm uốn trên đồ thi sinh trưởng của quần thể
Câu 6: Vốn gen là
A. tập hợp tất cả các gen có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định.
B.  tập hợp tất cả các nhiễm sắc thể có trong một cá thể ở một thời điểm nhất định,
C. tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định.
D. tập hợp tất cả các alen cùng quy định một tính trạng ở một thời điểm nhất định.
Câu 7: Tỷ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40:60 hay (2/3) vì. 
A.  Do nhiệt độ môi trường
B. do tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều
C. do tập tính đa thê     
D. phân hóa kiểu sinh sống
Câu 8: Cho các tập hợp cá thể sau:
I. Một đàn sói sống trong rừng.
II. Một lồng gà bán ngoài chợ.
III. Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao.
IV. Các con ong thợ lấy mật ở vườn hoa.
V. Một rừng cây.	
Có bao nhiêu tập hợp cá thể sinh vật không phải là quần thể?
A. 2	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 9: Ở vùng biển Peru, sự biến động số lượng cá cơm liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động
A. Không theo chu kỳ  	B. Theo chu kỳ mùa
C. Theo chu kỳ ngày đêm	D. Theo chu kỳ nhiều năm
Câu 10: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể?
I. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
II. Khi thiếu thức ăn, cá mập con mới nở ăn các trứng chưa nở.
III. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, chịu hạn tốt hơn cây sống riêng rẽ.
IV. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản.
V. Chó rừng đi kiếm ăn thành đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
A. 5	B. 3	C. 1	D. 2
Câu 11: Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Môi trường chỉ tác động lên sinh vật, con sinh vật không ảnh hưởng gì đến nhân tố sinh thái.
B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
C. Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân t...h Phú
Câu 19: Kích thước quần thể phụ thuộc vào
A. Mức nhập cư và xuất cư của quần thể
B. Mức sinh sản và tử vong của quần thể
C. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cũng như xuất nhập cư
D. Mật độ cá thể của quần thể
Câu 20: Quần thể là
A. Một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới
B. Một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian xác định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới
C. Một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian khác nhau, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới
D. Một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới
Câu 21: Dựa theo kích thước quần thể, trong những loài dưới đây, loài nào có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm số mũ
A. Rái cá trong hồ	B. Ba ba ven sông
C. ếch nhái ven hồ	D. vi khuẩn lam trong hồ
Câu 22: Khi số lượng cá thể của quần thể chạm tới sức chứa của môi trường điều gì sẽ xảy ra ?
A. Mật độ của quần thể tăng theo cấp số
B. Mật độ của quần thể giảm theo cấp số
C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể sẽ tăng
D. Tốc độ tăng trưởng của quần thể sẽ giảm
Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là chính xác về các đặc trưng cơ bản của quần thể?
A. Hầu hết các loài động vật có kích thước lớn trong tự nhiên đều có đường cong tăng trưởng chữ
B. Hầu hết các quần thể động vật, tỉ lệ giới tính được duy trì ở trạng thái1:1.
C. Trong môi trường giới hạn, tốc độ tăng trưởng của quần thể đạt giá trị lớn nhất khi kích thước nhỏ nhất.
D. Trong quần thể, các cá thể trong tuổi sinh sản đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự tồn tại của quần thể.
Câu 24: Trong quần thể sinh vật các cá thể chủ yếu phân bố?
A. Theo chiều ngang	B.  Đồng đều 	C.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_chuyen_nam_hoc.doc