Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Sinh học Lớp 11 Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

PHẦN II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật 

1.1. Hô hấp ở động vật 

Câu 1: Hô hấp ở động vật là quá trình

A. cơ thể lấy CO2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải oxi ra ngoài.

B. cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để khử các chất trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài.

C. cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào giải phóng vật chất cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài.

D. cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài.

Câu 2: Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là

A. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

C. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá.

D. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Câu 3: Động vật đơn bảo hoặc đa bào bậc thấp hô hấp 

A. bằng mang.                                                     B. qua bề mặt cơ thể.

C. bằng phổi.                                                       D. bằng hệ thống ống khí.

Câu 4: Xét các loài sinh vật sau:

(1) Tôm.   (2) Cua.          (3) Châu chấu.          (4) Trai.          (5) Giun đất.              (6) Ốc.

Những loài nào hô hấp bằng mang ?

A. (1), (2), (3) và (5).                                         B. (1), (3), (4) và (5).

C. (1), (2), (4) và (6).                                         D. (3), (4), (5) và (6).

Câu 5: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?

A. Phổi của chim.                                               B. Da của ếch nhái.

C. Phổi của bò sát.                                              D. Bề mặt da của giun.

Câu 6: Côn trùng hô hấp

A. bằng hệ thống ống khí.                                 B. bằng mang.

C. bằng phổi.                                                       D. qua bề mặt cơ thể.

docx 23 trang Lệ Chi 21/12/2023 7940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Sinh học Lớp 11 Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Sinh học Lớp 11 Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Đề cương ôn tập Giữa Học kì II môn Sinh học Lớp 11 Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
TỔ: HÓA – SINH
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN: SINH HỌC 11
PHẦN I. KIẾN THƯC CẦN NẮM
Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.
Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.
Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.
Nêu được ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH).
Trình bày được vai trò của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng (thông qua mối liên hệ ngược).
Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi trường do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).
Nêu được các kiểu hướng động.
Nêu được cảm ứng là sự vận động sinh trưởng hoặc không sinh trưởng do sự biến đổi của điều ki...1), (2), (3) và (5).	B. (1), (3), (4) và (5).
C. (1), (2), (4) và (6).	D. (3), (4), (5) và (6).
Câu 5: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?
A. Phổi của chim.	B. Da của ếch nhái.
C. Phổi của bò sát.	D. Bề mặt da của giun.
Câu 6: Côn trùng hô hấp
A. bằng hệ thống ống khí.	B. bằng mang.
C. bằng phổi.	D. qua bề mặt cơ thể.
Câu 7: Trong các đặc điểm sau về cơ quan hô hấp:
diện tích bề mặt lớn
mỏng và luôn ẩm ướt
có rất nhiều mao mạch
có sắc tố hô hấp
có sự lưu thông khí
miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang
cách sắp xếp của mao mạch trong mang
Những đặc điểm nào chỉ có ở cá xương?
A. (5) và (6).	B. (1) và (4).	C. (2) và (3).	D. (6) và (7).
Câu 8: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở
A. mang.	B. bề mặt toàn cơ thể.
C. phổi.	D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,
Câu 9: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là
A. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
B. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
C. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn.
Câu 10: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp
A. bằng mang.	B. bằng phổi.
C. bằng hệ thống ống khí.	D. qua bề mặt cơ thể.
Câu 11: Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả hơn so với chuột?
A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch hơn và có nhiều oxi hơn.
B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh giúp phổi chim co giãn tốt hơn.
C. Vì phổi của chim có hệ thống ống khí trao đổi trực tiếp với các tế bào phổi còn chuột có các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn.
D. Vì hệ thống hô ...nhờ máu và dịch mô.
C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp ( mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp việc thực hiện chỉ nhờ máu.
Câu 6: trong các loài sau đây:
(1)Tôm.	(2) Cá.	(3) Ốc sên.	(4) Ếch.	
(5) Trai.	(6) Bạch tuộc.	(7) Giun đốt
Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?
A. (1), (3) và (5).	B. (1), (2) và (3).
C. (2), (5) và (6).	D. (3), (5) và (6).
Câu 7: Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự
A. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ.
B. Tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm thất.
C. Tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ.
D. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch đến các cơ quan → động mạch lưng → mao mạch mang → tĩnh mạch → tâm nhĩ.
Câu 8: Xét các đặc điểm sau:
Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 9: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự
A. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim.
B. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch→ tĩnh mạch giàu O2 → tim.
C. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim.
D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim.
Câu 10: Trong các phát biểu sau:
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn
Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào
Điều hòa phân phối máu đến các cơ qu

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_2021.docx