Đề cương ôn tập Cuối Học kì I môn Địa lí Lớp 12 cơ bản Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Phần 1 : Nội dung kiểm tra

  1. PHẦN LÍ THUYẾT
  • Bài 9 - 10: Thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa 

- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: Địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng.

- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới gió mùa của các thành phần tự nhiên.

- Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.

  • Bài 11 à12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm khí hậu, các loại đất các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được môi quan hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.

- Hiểu được sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên.

- Biết được đặc điểm cơ bản của mỗi miền địa lí tự nhiên.

- Nhận thức được các mặt thuận lợi, khó khăn trong sử dụng tự nhiên ở mỗi miền.

  • Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

- Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất; một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. 

- Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

  • Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của.

 - Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

  • Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

- Hiểu được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

     - Hiểu được nguyên nhân, hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh và phân bố không hợp lí.

- Biết được một số chính sách dân số ở nước ta

docx 13 trang Lệ Chi 21/12/2023 10580
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Cuối Học kì I môn Địa lí Lớp 12 cơ bản Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Cuối Học kì I môn Địa lí Lớp 12 cơ bản Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Đề cương ôn tập Cuối Học kì I môn Địa lí Lớp 12 cơ bản Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC	 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I
TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD - TD-QP	 NĂM HỌC 2020 - 2021 
 MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 12
Phần 1 : Nội dung kiểm tra
PHẦN LÍ THUYẾT
Bài 9 - 10: Thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa 
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: Địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng.
- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới gió mùa của các thành phần tự nhiên.
- Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.
Bài 11 à12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm khí hậu, các loại đất các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được môi quan hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.
- Hiểu được...g nội chí tuyến.
Câu 2. Ý nào sau đây không biểu hiện tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam ?
A. Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500mm đến 2000mm.
B. Ở những nơi sườn núi đón gió đển lượng mưa trung bình năm rất lớn.
C. Có hai mùa (mưa – khô).
D. Độ ẩm không khí cao.
Câu 3. Về mặt lí thuyết, ở nước ta gió Tín phong nửa cầu Bắc có thể thổi quanh năm, nhưng thực tế gió Tín phong chỉ hoạt động một số tháng vì
A. Ảnh hưởng của Biển Đông.
B. Ảnh hưởng của khối khí Sibia.
C. Ảnh hưởng của gió mủa.
D. Nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc.
Câu 4. Gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á chủ yếu thổi theo hướng:
A. Tây Bắc. B. Tây Nam.
C. Đông Bắc. D. Đông Nam.
Câu 5. Trung tâm áp cao có giá trị lớn nhất là
A. Trung tâm áp cao Nam Ấn Độ Dương. 
B. Trung tâm áp cao Sibia.
C. Trung tâm áp cao Tây Bắc Phi.
D. Trung tâm áp cao Nam Đại Tây Dương
Câu 6. Trung tâm áp có trị số nhỏ nhất là
A. Iran. B. Hawai.
C. Nam Ấn Độ Dương. D. Ôxtrâylia.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không chính xác về mùa Đông ở miền Bắc ?
A. Mùa Đông miền Bắc luôn có thời tiết lạnh và khô.
B. Miền Bắc có thời tiết lạnh và khô vào tháng XI, XII và tháng I.
C. Vào tháng II và tháng III miền Bắc có mùa đông lạnh ẩm.
D. Mùa đông thể hiện rõ nhất ở miền Bắc.
Câu 8. Nhận định nào sau đây không chính xác về hiện tượng bão ở nước ta ?
A. Vùng chịu ảnh hưởng bão nhiều nhất là Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Vùng chịu ảnh hưởng bão ít nhất là Đông Nam Bộ và Nam Bộ.
C. Bão di chuyển dần từ Bắc vào Nam.
D. Bão chỉ xuất hiện vào mùa hạ. 
Câu 9. Nhận định nào sau đây không chính xác về gió mùa mùa hạ?
A. Gió mùa mùa hạ có tính chất ẩm ướt và gây mưa lớn cho toàn lãnh thổ nước ta trong suốt mùa hạ. 
B. Gió mùa mùa hạ mang mưa cho toàn lãnh thổ nước ta nhưng không cùng thời điểm.
C. Vào các V, VI, VII gió mùa mùa hạ gây mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên, nhưng gây khô hạn ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ. 
D. Trung Bộ có mưa lớn vào tháng 9 là do tác động của gió Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu...m lấn ra biển từ vài chục đến vài trăm mét.
C. Các đồng bằng duyên hải miền Trung không được bồi đắp phù sa do có quá ít sông ngòi.
D. Xâm thực – bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và bồi đắp địa hình Việt Nam hiện tại.
Câu 4. Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất đặc điểm sông ngòi dày đặc ở nước ta ?
A. Dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp một cửa sông.
B. Sông ngòi nước ta nhiều, phần lớn là sông nhỏ.
C. Sông ngòi nước ta chứa một lượng nước lớn.
D. Tổng lượng cát bùn vận chuyển ra Biển Đông hằng năm rất lớn.
Câu 5. Ý nào sau đây không chính xác về quá trình feralit ?
A. Là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới.
B. Diễn ra trong điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều, rửa trôi mạnh, tạo ra lớp đất mỏng.
C. Tính chất chua vì các chất badơ (Ca 2+, Mg 2+, K+ ) hòa tan bị rửa trôi.
D. Có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm tạo ra màu đất đỏ vàng.
Câu 6. Biểu hiện của quang cảnh địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là
A. Các hẻm vực, khe sâu, đất trượt, đá lở.
B. Địa hình cacxtơ (hang động cacxtơ, các suối cạn, thung khô, ).
C. Vùng bán bình nguyên và đồi trung du.
D. Câu A và B đúng.
Câu 7. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm Việt Nam là
A. Rừng nhiệt ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng gió mùa thường xanh.
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng thưa khô rụng lá.
Câu 8. Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. Hệ sinh thái rừng gió mùa nửa rụng lá phát triển trên đất phù sa.
B. Hệ sinh thái rừng gió mùa nửa rụng lá phát triển trên đất phù sa cổ.
C. Hệ sinh thái rừng thưa khô rụng lá phát triển trên đất ba dan.
D. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. 
Câu 9. Câu nào dưới đây không chính xác về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất?
A. Tạo điều kiện cho phát triển nền nông nghiệp lúa nước.
B. Có khả năng tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi.
C. Đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho toàn lãnh thổ ở mọi thời điểm.
D.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_12_co_ban_nam_2.docx