Đề cương kiểm tra Học kì II môn Địa lí 11 cơ bản Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

I. PHẦN LÍ THUYẾT

  • Bài 9: Nhật Bản
  • Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
  • Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

II. PHẦN KĨ NĂNG

  • Nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu:

III. TÓM TẮT NỘI DUNG

1. Về kiến thức

  • Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. 
  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia và khu vực
  • Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế. 
  • Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế, các ngành, các vùng kinh tế của các quốc gia và khu vực.
  • Hiểu quan hệ đa dạng giữa Việt Nam và từng quốc gia. 
  • Ghi nhớ một số địa danh.

2. Về kĩ năng

  • Sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư, một số ngành và vùng kinh tế của các quốc gia và khu vực.
  • Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư, về tình hình phát triển kinh tế của các quốc gia và khu vưc.
  • Tính toán mật độ dân số, tỉ lệ giới tính.
  • Nhận diện biểu đồ.

IV. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

BÀI 9: NHẬT BẢN

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lý Nhật Bản?

A. Nằm ở Bắc Á.       B. Nằm ở Đông Á.       C. Nằm ở Tây Á.          D. Nằm ở Nam Á.

Câu 2. Khu vực nào sau đây của Nhật Bản có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh, có nhiều tuyết?

A. Phía bắc.                  B. Phía nam.               C. Phía đông.                D. Phía tây.

Câu 3. Đảo chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là

A. Hô-cai-đô.               B.Hôn-su.                    C. Xi-cô-cư.                 D.Kiu-xiu.

doc 10 trang Lệ Chi 21/12/2023 6560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra Học kì II môn Địa lí 11 cơ bản Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương kiểm tra Học kì II môn Địa lí 11 cơ bản Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Đề cương kiểm tra Học kì II môn Địa lí 11 cơ bản Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC	ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ II (2019-2020) 	TỔ SỬ, ĐỊA, GDCD, TD-QP	 MÔN: ĐỊA LÍ 11 - Cơ bản 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020
MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 11
I. PHẦN LÍ THUYẾT
Bài 9: Nhật Bản
Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Bài 11: Khu vực Đông Nam Á
II. PHẦN KĨ NĂNG
Nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu:
III. TÓM TẮT NỘI DUNG
1. Về kiến thức
Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. 
Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia và khu vực
Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế. 
Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế, các ngành, các vùng kinh tế của các quốc gia và khu vực.
Hiểu quan hệ đa dạng giữa Việt Nam và từng quốc gia. 
Ghi nhớ một số địa danh.
2. Về kĩ năng
Sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư, một số ngành và vùng kinh t...ố ven biển.
Câu 11. Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động 
A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. 
D.  thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
Câu 12. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, ngành có vai trò hết sức to lớn là
A. tài chính và du lịch. B. thương mại và du lịch.
C. thương mại và tài chính. D. tài chính và giao thông vận tải.
Câu 13. Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng ở Nhật bản có tác dụng
A. phân tán nguồn vốn trong xã hội.
B. tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào của đất nước.
C. giúp cho nền kinh tế linh hoạt, cơ động hơn trong quá trình phát triển.
D. vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các cơ sở sản xuất nhỏ thủ công.
Câu 14. Ngành công nghiệp được coi là khởi nguồn của nền công nghiệp Nhật Bản, vẫn được duy trì và phát triển là ngành
A. công nghiệp dệt. B. công nghiệp chế tạo máy.
C. công nghiệp sản xuất điện tử. D. công nghiệp đóng tàu biển.
Câu 15. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh vào những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980 là do
A. khủng hoảng tài chính trên thế giới. B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
C. sức mua thị trường trong nước giảm. D. thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.
Câu 16. Đặc điểm khí hậu của Nhật Bản là
A. khí hậu gió mùa, mùa hè thường nóng và mưa lớn, có bão.
B. chịu ảnh hưởng nhiều của đại dương nên nóng quanh năm.
C. mùa đông kéo dài, có tuyết rơi nhiều.
D. phía bắc nóng ẩm, phía nam lạnh khô.
Câu 17. Giá trị kinh tế của dòng biển nóng ở Nhật Bản là
A. tạo ra ngư trường lớn nhiều loại cá.
B. mang nhiều hơi ẩm từ đại dương vào, khiến khí hậu Nhật Bản ấm và ẩm.
C. biển phần lớn không đóng băng, phát triển đường biển.
D. mùa hè thường nóng và mưa nhiều.
Câu 18. Động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản là
A. vay nợ. B. viện trợ từ nước ngoài.
C. nhập nguyên nhiên liệu rẻ . D. khoa học kĩ ...HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA ( TRUNG QUỐC)
Câu 1. Khoáng sản kim loại màu của Trung Quốc nổi tiếng ở
A. miền Tây. B. miền Bắc. C. miền Nam. D. miền Đông.
Câu 2. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn tiếp giáp với
A. 13 nước.           B. 14 nước.          C. 15 nước.            D. 16 nước.
Câu 3. Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là
A. Núi cao và hoang mạc. B. Núi thấp và đồng bằng.
C. Đồng bằng và hoang mạc. D. Núi thấp và hoang mạc.
Câu 4. Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung. D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 5. Các kiểu khí hậu nào chiếm ưu thế ở miền Đông Trung Quốc?
A. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. B. Nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
C. Ôn đới lục địa và ôn đới gió mùa. D. Cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới lục địa.
Câu 6. Địa hình miền Tây Trung Quốc:
A. Gồm toàn bộ các dãy núi cao và đồ sộ.
B. Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
C. Là các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ.
D. Là vùng tương đối thấp với các bồn địa rộng.
Câu 7. Dân tộc nào chiếm đa số ở Trung Quốc?
A. Dân tộc Hán.       B.Dân tộc Choang. C. Dân tộc Tạng.        D. Dân tộc Hồi.
Câu 8. Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là
A. Đông Bắc.       B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung.       D. Hoa Nam.
Câu 9. Đặc điểm nổi bật của địa hình Trung Quốc là
A. thấp dần từ bắc xuống nam. 	B. thấp dần từ tây sang đông.
C. cao dần từ bắc xuống nam. 	D. cao dần từ tây sang đông.
Câu 10. Đây là nông sản chính ở đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc?
A. Củ cải đường, bông, lạc.       	 B. Ngô, lúa gạo, đỗ tương. 
C. Lúa gạo, mía, chè, bông.        D. Lúa gạo, cao su, hồ tiêu. 
Câu 11. Trong những yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thể hiện sự khác biệt nhiều giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc?
A. Diện tích. B. Địa hình. C. Khí hậu. D. Quần cư.

File đính kèm:

  • docde_cuong_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_11_co_ban_nam_2020_tr.doc