Đề cương Học kì II Hóa học 11 - Năm học 2019- 2020

Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là

       A. CH2=CH-CH2-OH.     B. C2H5CHO.               C. CH3COCH3.             D. O=CH-CH=O.

Câu 29. Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai anđehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX  < MY), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng lớn hơn khối lượng M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO2. Công thức và phần trăm khối lượng của X lần lượt là

       A. HCHO và 32,44%.       B. CH3CHO và 49,44%.C. CH3CHO và 67,16%.   D. HCHO và 50,56%.

Câu 30. Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là:   

       A. 10,5.                              B. 8,8.                            C. 24,8.                                          D. 17,8.

Câu 31. Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2  đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít  khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là: 

       A. 35,00%.            B. 65,00%.                                  C. 53,85%.                      D. 46,15%.

Câu 32. Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là: A. 5.    B. 4.    C. 6.                            D. 3

doc 4 trang Lệ Chi 25/12/2023 5220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Học kì II Hóa học 11 - Năm học 2019- 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương Học kì II Hóa học 11 - Năm học 2019- 2020

Đề cương Học kì II Hóa học 11 - Năm học 2019- 2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 – MÔN HÓA HỌC LỚP 11. 
NĂM HỌC 2019 - 2020
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN 
1. Đại cương về hóa học hữu cơ
- Các khái niệm mở đầu.
- Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
- Các phương pháp xác định CTPT hợp chất hữu cơ.
2. Hiđrocacbon và các loại dẫn xuất của hiđrocacbon
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và phương pháp điều chế các loại: ankan, anken, ankađien, ankin, hiđrocacbon thơm, ancol, phenol, anđehit, axit.
- Các dạng bài tập trong SGK và sách bài tập.
II- Cấu trúc đề kiểm tra
 - Trắc nghiệm: 6 điểm (24 câu)
 - Tự luận: 4 điểm (3 câu)
III – BÀI TẬP THAM KHẢO
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1.Công thức chung của ankan là
A. CnH2n+2.	B. CnH2n.	 C. CnH2n-2.	D. CnH2n+4.
Câu 2.Etilen có công thức là
A. C4H8 B. C2H4. C. C5H8.	 D. C4H6.
Câu 3.Trong phân tử ankadien có chứa
A. một liên kết đôi. B. một liên kết ba. 	 C. hai liên kết đôi.	D. hai liên kết ba.
Câu 4.Ankin X có CTPT là C4Hm giá trị của m là
A. 2. 	B. 6. 	... theo chiều tăng nhiệt độ sôi?(1) C2H5OH; (2) CH3COOH; (3) CH3CHO
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (2).	C. (3), (2), (1). 	 D. (3), (1), (2).
Câu 24. Cho các chất sau: Na, NaOH, dd Br2, dd AgNO3/NH3 số chất phản ứng được với axit fomic là
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	 D. 4.
Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit.
 A. no, hai chức. B. no, đơn chức. 
 C. không no có hai nối đôi, đơn chức.	D. không no có một nối đôi, đơn chức.
Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.	B. HOOC-CH=CH-COOH.	
C. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.	D. HO-CH2-CH=CH-CHO.
Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là: 
 A. 6,72.	B. 4,48.	C. 8,96.	 D. 11,2.
Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H2O và 0,4368 lít khí CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng. Chất X là
	A. CH2=CH-CH2-OH.	B. C2H5CHO.	C. CH3COCH3.	D. O=CH-CH=O.
Câu 29. Hiđro hoá hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai anđehit X và Y no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY), thu được hỗn hợp hai ancol có khối lượng lớn hơn khối lượng M là 1 gam. Đốt cháy hoàn toàn M thu được 30,8 gam CO2. Công thức và phần trăm khối lượng của X lần lượt là
	A. HCHO và 32,44%.	B. CH3CHO và 49,44%.C. CH3CHO và 67,16%.	D. HCHO và 50,56%.
Câu 30. Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là: 	
 A. 10,5.	B. 8,8.	C. 24,8.	 D. 17,8.
Câu 31. ...loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
 A. HCHO.	B. CH3CHO.	C. CH2 = CHCHO.	D. CH3CH2CHO.
Câu 39. Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là 
 A. C3H7CHO.	B. C2H5CHO.	C. C4H9CHO.	D. HCHO.
Câu 40. Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là
A. HCHO và C2H5CHO. B. CH3CHO và C2H5CHO. C. C2H3CHO và C3H5CHO.D. HCHO và CH3CHO.
Câu 41. Khi oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức thu được 3 gam axit tương ứng. Công thức của anđehit là
	A. HCHO.	B. CH3CHO.	C. C2H3CHO.	D. C2H5CHO.
Câu 42. Khi cho a mol một hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) phản ứng hoàn toàn với Na hoặc với NaHCO3 thì đều sinh ra a mol khí. Chất X là 
A. axit ađipic. B. ancol o-hiđroxibenzylic. C. axit 3-hiđroxipropanoic.	D. etylen glicol.
Câu 43. Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là 
A. CH3-COOH. B. HOOC-COOH. C. C2H5-COOH. D. HOOC-CH2-CH2-COOH.
Câu 44. Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:
A. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.	B. HCOOH, C2H5COOH.	
C. HCOOH, CH3COOH.	 D. HCOOH, HOOC-COOH.
Câu 45. Trung hoà 5,48 gam hỗn hợp gồm axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp chất rắn khan có khối lượng là
	A. 6,84 gam.	B. 4,90 gam.	C. 6,80 gam.	D. 8,64 gam.
Câu 46. Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn 

File đính kèm:

  • docde_cuong_hoc_ki_ii_hoa_hoc_11_nam_hoc_2019_2020.doc