Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh

1. Mở đầu 
Chúng ta hiện đang sống trong một xã hội ngày càng 
đa dạng, toàn cầu hóa và biến đổi không ngừng. Những 
thay đổi và phát triển liên tục ở mọi khía cạnh của cuộc 
sống, như: con đường phát triển một nền kinh tế mới, một 
xã hội mới dựa chủ yếu vào các nguồn lực thông tin và 
tri thức, với xu thế toàn cầu hóa, lôi cuốn sự hội nhập của 
mọi quốc gia. Bên cạnh những thành tựu, lợi ích to lớn 
mà toàn cầu hóa mang lại thì con người nói chung và thế 
hệ trẻ nói riêng hiện đang và sẽ phải đối mặt với nhiều 
vấn đề nảy sinh như: biến đổi khí hậu, nghèo đói, hạn 
hán, sức khỏe, các vấn đề môi trường và xã hội khác... 
Những thay đổi này đã tác động rất lớn đến giáo dục của 
toàn cầu nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng. Hệ 
thống giáo dục nước ta cần phải điều chỉnh, đổi mới tư duy 
để có thể đào tạo ra những thế hệ biết chủ động thích nghi, 
chủ động tham gia sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển đất 
nước. Thích nghi và sáng tạo là hai phẩm chất quan trọng 
của con người trong thời đại ngày nay, đòi hỏi người học 
phải có những năng lực (NL) cơ bản, cần thiết mới có thể 
đáp ứng với nhu cầu của xã hội trong thời kì mới.
pdf 4 trang Bảo Giang 30/03/2023 21200
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 426 (Kì 2 - 3/2018), tr 17-20 
17 
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 
Đậu Thị Hòa, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 
Nhận bài ngày: 15/01/2018; ngày sửa chữa: 17/01/2018; ngày duyệt đăng: 31/01/2018. 
Abstract: Primary education is the education level that trains the initial foundation of knowledge 
and key skills as well as the basis for the formation and development of personality. Thus, primary 
education bears the special features with its own specifically pedagogic characters. In this article, 
author mentions teaching competence of primary teachers and proposes some measures to foster 
the teaching competency for primary teachers so that they can perform well the teaching activities 
towards learner’s ability development. 
Keywords: Competence, training, primary teachers, student ability, development. 
1. Mở đầu 
Chúng ta hiện đang sống trong một xã hội ngày càng 
đa dạng, toà...quả 
một nhiệm vụ/một hành động cụ thể, liên quan đến một 
lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ 
xảo và sự sẵn sàng hành động. Từ khái niệm NL, lại xuất 
hiện khái niệm về NL hành động: NL hành động là khả 
năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và những 
thuộc tính tâm lí cá nhân khác (hứng thú, niềm vui, ý 
chí...) để thực hiện thành công một loại công việc nào đó 
trong bối cảnh nhất định. NL hành động của cá nhân 
được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của 
cá nhân khi giải quyết những vấn đề của cuộc sống. 
- Cấu trúc NL: 
+ Xét theo định hướng chức năng, cấu trúc NL hành 
động bao gồm: các thành tố của NL (kiến thức, các khả 
năng nhận thức, các khả năng thực hành/năng khiếu, thái 
độ, xúc cảm, giá trị, đạo đức, động cơ) và bối cảnh (điều 
kiện và hoàn cảnh có ý nghĩa). Ví dụ: NL sử dụng ngôn 
ngữ thường gồm các NL thành phần (đọc hiểu, nghe 
hiểu, nói, viết) định hướng thực hiện chức năng giao 
tiếp, tư duy, kết nối; trong đó có cả thái độ và các thành 
tố khác (xúc cảm, giá trị, niềm tin) trong một bối cảnh 
có ý nghĩa. 
+ Xét về cấu trúc, thành phần chung của NL hành 
động lại được mô tả là sự kết hợp của 4 NL thành phần: 
NL chuyên môn (Professional competency) là khả năng 
thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng 
đánh giá kết quả chuyên môn độc lập, có phương pháp 
và chính xác - được tiếp nhận qua việc học nội dung - 
chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và 
tâm lí vận động; NL phương pháp (Methodical 
competency) là khả năng hành động có kế hoạch, định 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 426 (Kì 2 - 3/2018), tr 17-20 
18 
hướng mục đích trong giải quyết các nhiệm vụ. Trung 
tâm của NL phương pháp là khả năng tiếp nhận, xử lí, đánh 
giá, truyền thụ và trình bày tri thức - được tiếp nhận qua 
việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề; NL xã hội 
(Social competency) là khả năng đạt được mục đích trong 
những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong 
các... hệ thống các NL tương ứng với 2 
dạng hoạt động đó, dù sự phân chia chỉ là tương đối. 
Theo chúng tôi, việc phát triển các NL nghề nghiệp cho 
GVTH cần tập trung vào các nhóm NL cơ bản: nhóm NL 
dạy học; nhóm NL giáo dục; nhóm NL tổ chức hoạt động 
sư phạm; nhóm NL đánh giá. Bài viết này chỉ đề cập việc 
bồi dưỡng nhóm NL dạy học cho GVTH. 
2.2. Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực dạy học cho 
giáo viên tiểu học 
2.2.1. Bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học những năng lực 
cơ bản: 
- NL thiết kế kế hoạch dạy học (thiết kế bài dạy): Đây 
là công việc quan trọng của GV trước khi tổ chức hoạt 
động học tập của HS ở trên lớp. Bất kì GV nào khi tiến 
hành thiết kế bài dạy học đều cần suy nghĩ, tính toán, cân 
nhắc kĩ lưỡng về các vấn đề sau: Học xong bài này HS 
cần biết được gì và làm được cái gì?; GV phải dạy cái gì? 
HS cần phải học cái gì và nghiên cứu thêm những vấn đề 
gì?; Dạy như thế nào? Hướng dẫn HS tự học như thế 
nào? Tương ứng với những câu hỏi trên chính là những 
nhiệm vụ cụ thể được thực hiện theo một quy trình thích 
hợp (quy trình thiết kế bài dạy). Quy trình thiết kế bài dạy 
gồm các bước cơ bản sau: 
+ Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào 
chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong 
chương trình. 
+ Bước 2: Nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu 
liên quan bài học để: Hiểu chính xác, đầy đủ những nội 
dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái 
độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định 
trình tự logic của bài học; xác định khả năng đáp ứng 
nhiệm vụ nhận thức của HS; xác định những kiến thức, 
kĩ năng mà HS đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, 
tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết. 
+ Bước 3: Lựa chọn phương pháp dạy học, phương 
tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh 
giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, 
sáng tạo. 
+ Bước 4: Thiết kế giáo án: thiết kế nội dung, nhiệm 
vụ, cách thức hoạt động, thời gian, yê

File đính kèm:

  • pdfboi_duong_nang_luc_day_hoc_cho_giao_vien_tieu_hoc_theo_huong.pdf