Tài liệu dạy học Vật lí Lớp 10 - Lý thuyết: Khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần

Bài 15: Chọn câu sai.

A. Chiết suất là đại lượng không có đơn vị.

B. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn luôn nhỏ hơn 1.

C. Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1.

D. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường không nhỏ hơn 1.

Bài 16: Tốc độ ánh sáng trong không khí là v1, trong nước là v2. Một tia sáng chiếu từ nước ra ngoài không khí với góc tới là i, có góc khúc xạ là r. Kết luận nào dưới đây là đúng? n1 sin i=n2 .sin r  r>i

A. v1 > v2; i > r.           B. v1 > v2; i < r.           C. v1 < v2; i > r.                       D. v1 < v2; i < r.

Bài 17: Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi

A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất.

B. tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

C. có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt.

D. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương.

Bài 18: Khi nhìn một hòn sỏi trong chậu nước, ta thấy hòn sỏi như được “nâng lên”. Hiện tượng này liên quan đến

A. sự truyền thẳng của ánh sáng.                                           B. sự khúc xạ của ánh sáng.

C. sự phản xạ của ánh sáng.                                       D. khả năng quan sát của mắt người.

Bài 19: Một tia sáng truyền từ môi trường 1 sang môi trường 2 với góc tới và góc khúc xạ lần lượt là 45o và 30o. Kết luận nào dưới đây không đúng? n1 sin i=n2 sinr

A. Môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1.

B. Phương của tia khúc xạ và phương của tia tới hợp nhau một góc 15o.

C. Luôn có tia khúc xạ với mọi góc tới.

D. Môi trường 1 chiết quang hơn môi trường 2.

Bài 20: Một tia sáng chiếu xiên góc từ một môi trường sang môi trường chiết quang kém hơn với góc tới i thì tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc khúc xạ r. Khi tăng góc tới i (với sini < n2/n1) thì góc khúc xạ r

A. tăng lên và r > i.                n1>n2 I

C. giảm xuống và r > i.                                                          D. giảm xuống và r < i.

Bài 21: Lần lượt chiếu tia sáng từ không khí vào hai môi trường (1) và (2) có chiết suất n1 và n2 với cùng góc tới i. Khi đó góc khúc xạ trong môi trường (1) là 30o, góc khúc xạ trong môi trường (2) là 45o. Kết luận nào dưới đây không đúng?

A. Khi tia sáng truyền từ (1) sang (2) với góc tới bằng 30o thì góc khúc xạ bằng 45o.

B. Môi trường (1) chiết quang kém hơn môi trường (2).

C. Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi tia sáng truyền từ (1) sang (2).

D. Khi tia sáng truyền từ (1) sang (2) với góc tới bằng 50o thì không còn tia khúc xạ.

Bài 22: Một cái cọc cắm thẳng đứng trên sông, nửa bên trong nửa bên ngoài nước. Một cái cọc khác cùng chiều dài được cắm thẳng đứng trên bờ. Bóng của cọc cắm thẳng đứng dưới sông sẽ

A. dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ.

B. bằng với bóng của cọc cắm trên bờ.

C. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ.

D. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời lên cao và dài hơn bóng của cọc cắm trên bờ nếu Mặt Trời xuống thấp.

Bài 23: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng

A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.

C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.

D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

docx 17 trang Lệ Chi 20/12/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu dạy học Vật lí Lớp 10 - Lý thuyết: Khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu dạy học Vật lí Lớp 10 - Lý thuyết: Khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần

Tài liệu dạy học Vật lí Lớp 10 - Lý thuyết: Khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần
LÝ THUYẾT: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Sự khúc xạ ánh sáng
a) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Ta có: SI là tia tới.
I là điểm tới.
N’IN là pháp tuyến với mặt phân cách tại I.
IR là tia khúc xạ.
IS’ là tia phản xạ.
i là góc tới, r là góc khúc xạ.
b) Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi:
2. Chiết suất của môi trường
a) Chiết suất tỉ đối
Tỉ số không đổi  trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) chứa tia khúc xạ đối với môi trường (1) chứa tia tới.
    + n21 > 1 thì r < i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường...; I ⇒ Chùm tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn so với chùm tia tới.
- Khi góc i tăng thì góc r cũng tăng (với r > i ). Khi rmax = 90o thì i = igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần, còn gọi là góc tới hạn.
Ta có:
- Với i > igh: Không có tia khúc xạ, toàn bộ tia sáng bị phản xạ ở mặt phân cách. Đó là hiện tượng phản xạ toàn phần.
2. Hiện tượng phản xạ toàn phần
a) Định nghĩa
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Khi có phản xạ toàn phần thì không có tia khúc xạ.
b) Điều kiện để có phản xạ toàn phần
- Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn: n2 < n1
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn: i ≥ igh
3. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
a) Cấu tạo
- Cáp quang là bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần.
- Sợi quang gồm hai phần chính:
    + Phần lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1).
    + Phần vỏ bọc trong suốt, bẳng thủy tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn phần lõi.
    Phản xạ toàn phần xảy ở mặt phân cách giữa lõi và vỏ làm cho ánh sáng truyền đi được theo sợi quang.
    + Ngoài cùng là một số lớp vỏ bọc bằng nhựa dẻo để tạo cho cáp độ bền và độ dai cơ học. 
b) Công dụng
- Dung lượng tín hiệu lớn.
- Nhỏ và nhẹ, dễ vận chuyển, dễ uốn.
- Không bị nhiễu bởi các bức xạ điện từ bên ngoài, bảo mật tốt.
- Không có rủi ro cháy (vì không có dòng điện).
c) Ứng dụng của cáp quang
Trong công nghệ thông tin, cáp quang được dùng để truyền thông tin, dữ liệu dưới dạng tín hiệu ánh sáng.
∗ Ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần
TRẮC NGHIỆM CƠ BẢN
Bài 1: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt....án: B.
HD Giải: Theo định luật khúc xạ ta có n1sini = n2sinr.
Bài 7: Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt là n thì
A. n = 1.
B. n > 1.
C. n < 1.
D. n > 0.
Đáp án: B.
HD Giải: Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường đều lớn hơn 1.
Bài 8: Một tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác dọc theo pháp tuyến của mặt phân cách thì góc khúc xạ là
A. 0o.	B. 90o.	C. bằng igh. D. phụ thuộc vào chiết suất hai môi trường.
Đáp án: A.
HD Giải: n1sini = n2sinr, khi i = 0 thì r = 0.
Bài 9: Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) với vận tốc v1 sang môi trường (2) với vận tốc v2, biết v2 < v1 thì
A. i r.	D. n2sini = n1sinr.
Đáp án: B.
HD Giải:
Bài 10: Chọn câu không đúng. Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước thì.
A. góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r.	B. góc tới i bé hơn góc khúc xạ r.
C. góc tới i đồng biến góc khúc xạ r.	D. tỉ số sini với sinr là không đổi.
Đáp án: B.
HD Giải: n1sini = n2sinr, khi truyền từ không khí vào nước thì n1  r.
Bài 11: Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ môi trường trong suốt ra không khí thì
A. góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r.	B. góc tới i bé hơn góc khúc xạ r.
C. góc tới i nghịch biến góc khúc xạ r.	D. tỉ số sini với sinr là thay đổi.
Đáp án: B.
HD Giải: n1sini = n2sinr, khi truyền từ môi trường trong suốt ra không khí thì n1 > n2 ⇒ i < r.
Bài 12: Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thuỷ tinh là
A. n12 = n1/n2.	B. n12 = n2/n1.	C. n21 = n2 – n1.	D. n12 = n1 – n2.
Đáp án: A.
HD Giải: Chiết suất tỉ đối của nước đối với thuỷ tinh là n12 = n1/n2.
Bài 13: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với
A. chính nó.	B. chân không.	C. không khí.	D. nước.
Đáp án: B.
HD Giải: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với chân không.
Bài 14: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_day_hoc_vat_li_lop_10_ly_thuyet_khuc_xa_anh_sang_ph.docx