Tài liệu dạy học GDCD Lớp 10 - Từ bài 13 đến bài 16

BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG

A. Lý thuyết

I. Kiến thức cơ bản

1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

a. Cộng đồng là gì: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Chăm lo cuộc sống của cá nhân.

- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.

- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.

- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng động

a. Nhân nghĩa

- Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.

- Biểu hiện nhân nghĩa:

   + Nhân ái thương yêu giúp đỡ nhau

   + Nhường nhịn đùm bọc nhau

   + Vị tha bao dung độ lượng

- Ý nghĩa nhân nghĩa:

   + Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp

   + Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.

   + Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Rèn luyện lòng nhân nghĩa:

   + Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ

   + Quan tâm giúp đỡ mọi người

   + Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha

   + Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.

docx 7 trang Lệ Chi 20/12/2023 6020
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu dạy học GDCD Lớp 10 - Từ bài 13 đến bài 16", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu dạy học GDCD Lớp 10 - Từ bài 13 đến bài 16

Tài liệu dạy học GDCD Lớp 10 - Từ bài 13 đến bài 16
BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
A. Lý thuyết
I. Kiến thức cơ bản
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
a. Cộng đồng là gì: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Chăm lo cuộc sống của cá nhân.
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng động
a. Nhân nghĩa
- Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện nhân nghĩa:
   + Nhân ái thương yêu giúp đỡ nhau
   + Nhường nhịn đùm bọc nhau
   + Vị tha bao dung độ lượng
- Ý nghĩa nhân nghĩa:
   + Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp
 ... 5: Cộng đồng là gì?
A. Tập hợp những người ở một nơi, cùng sống với nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
B. Là hình thức thể hiện các mối quan hệ và liên hệ xã hội của con người.
C. Là môi trường xã hội để các cá nhân thực sự liên kết hợp tác với nhau.
D. Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
Câu 6: “Hợp tác trong công việc chung là một  quan trọng của người lao động mới”. Trong dấu “” là?
A. yếu tố	B. yêu cầu	C. đòi hỏi	D. phẩm chất
Câu 7: Câu tục ngữ nào nói về cách sống hòa nhập?
A. Cá lớn nuốt cá bé.	B. Cháy nhà ra mặt chuột.
C. Đèn nhà ai nấy rạng.	D. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau.
Câu 8: “Cá nhân có  thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng”. Trong dấu “” là?
A. ý thức	B. lương tâm	C. đòi hỏi	D. trách nhiệm
Câu 9: Biểu hiện của hợp tác là gì?
A. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng với nhau.
B. Mọi người cùng làm một nơi, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau.
C. Mọi người cùng bàn bạc với nhau, phân công nhiệm vụ, biết về nhiệm vụ của nhau.
D. Mọi người cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng, biết về nhiệm vụ của nhau và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết
Câu 10: Hợp tác giữa Việt Nam – Nhật là hợp tác gì?
A. Hợp tác giữa các cá nhân.	B. Hợp tác giữa các nhóm.
C. Hợp tác giữa các nước.	D. Hợp tác giữa các quốc gia.
BÀI 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
(Khuyến khích học sinh tự đọc)
BÀI 15: CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI
A. Lý thuyết
I. Kiến thức cơ bản
1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường (Khuyến khích học sinh tự đọc)
2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số (Khuyến khích học sinh tự đọc)
3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo.
a. Những dịch bệnh hiểm nghèo
- Các loại dịc.../AIDS là ngày nào?
A. Ngày 11 tháng 6.	B. Ngày 19 tháng 12.
C. Ngày 11 tháng 7.	D. Ngày 01 tháng 12.
Câu 9: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần của môi trường không phù hợp với gây nguy hại đến con người và sinh vật”. Trong dấu “” là?
A. quy luật tự nhiên	B. quy định do con người đặt ra
C. sự phát triển của xã hội	D. tiêu chuẩn của môi trường
Câu 10: Cần phải phê phán hành vi nào trong các hành vi sau đây?
A. Không vứt rác bừa bãi.	B. Giữ vệ sinh nơi công cộng.
C. Trồng cây xanh.	D. Xả rác bừa bãi.
BÀI 16: TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN
A. Lý thuyết
I. Kiến thức cơ bản
1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân
- Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếucủa bản thân
- Không ai giống nhau hoàn toàn, mỗi người đều có bản sắc riêng với những tiềm năng, sở thích thói quen, đểm mạnh điểm yếu riêng. Hơn nữa không ai hoàn thiện, hoàn mĩ và cũng không ai chỉ toàn nhược điểm.
- Để ngày càng tiến bộ cần:
   + Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân, đừng mặc cảm, tự ti với bản thân
   + Cần phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế điểm yếu.
2. Tự hoàn thiện bản thân
- Tự hoàn thiện bản thân là vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay điểm tốt của người khác để bản thân ngày càng một tốt hơn, tiến bộ hơn.
- Vì sao tự hoàn thiện bản thân?
   + Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm hạn chế riêng
   + Xã hội ngày càng phát triển, do đó, việc bản thân tự hoàn thiện mình là tất yếu để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.
   + Tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của thanh thiếu niên giúp cho cá nhân, gia đình và cộng đồng ngày càng tiến bộ.
3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào?
a. Yêu cầu chung
- Mỗi người đều có quyền phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện mình theo các giá trị đạo đức.
- Có quyền được nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, bạn vè, xã hội để 

File đính kèm:

  • docxtai_lieu_day_hoc_gdcd_lop_10_tu_bai_13_den_bai_16.docx