Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh lớp 1A của giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học Long Sơn
Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu họcBan hành kèm theo Thông tư số 41/2010/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nê
Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng cũng dễ bị vấy bẩn. Chính vì thế, là một giáo viên dạy tiểu học công việc không đơn giản chút nào. Chúng ta không đơn thuần chỉ là dạy học, truyền đạt kiến thức từ sách vở đến học sinh mà chúng ta phải giáo dục, uốn nắn đạo đức, rèn cho các em từng hành vi đạo đức đơn giản nhất, để từ đó giúp các em hình thành một nhân cách, phẩm chất tốt đẹp. Điều này quả là không dễ, bởi lẽ một lớp học với 31 học sinh là 31 tính cách, tâm lý, đạo đức khác nhau. Có em ngoan ngoãn, vâng lời, có em hiếu động, có em lại trầm tĩnh, ít biểu lộ cảm xúc, ... Thật khó để đưa các em vào một khuôn khổ nhất định. Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải có những cách giáo dục khác nhau phù hợp với từng đối tượng. Công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết mà ngay từ đầu năm học, mỗi giáo viên phải tự lập cho mình một kế hoạch chủ nhiệm thật cụ thể nhằm giáo dục học sinh mình phát triển tốt cả về kiến thức, kỹ năng lẫn phẩm chất đạo đức
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh lớp 1A của giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học Long Sơn
Chương I ĐẶT VẤN ĐỀ Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm của giáo viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học như một tờ giấy trắng dễ vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng ... khăn đạt hiệu quả cao và đặc biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả. Giáo viên chủ nhiệm phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác. Bên cạnh đó công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Như chúng ta đã biết học sinh lớp 1 là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại khó vì đây là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn học tập chính thức của bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học; đồng thời các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, cần phải hướng dẫn dạy, dỗ các em học tập, thực hiện theo những khuôn khổ của nhà trường tạo cho các em có nề nếp tự quản đối với bản thân và trong lớp. Đó là việc các em cảm thấy không thoải mái, không muốn tuân thủ. Từ đó, các em muốn thoát ra, muốn được tự do. Vậy phải làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức theo những khuôn khổ , giáo huấn của nhà trư... DT Nữ Nữ DT Con hộ nghèo Con cận nghèo HS hòa nhập Ghi chú 1A 1 31 27 12 9 5 4 Thông tin từ báo cáo tổng kết số liệu học sinh năm học 2016 - 2017. Qua (Bảng 1) Cho thấy được tình hình chung về đội ngũ học sinh con em dân tộc chiếm một tỷ lệ đáng kể. Hình ảnh các em lớp 1 nhân ngày khai trường 3. Đánh giá thực trạng nguyên nhân Một số em có thái độ học tập, chưa tích cực, vi phạm về nền nếp học tập của nhà trường Một số em thái độ rèn luyện các mặt giáo dục chưa được tốt, còn chống đối. Một số em, mặc dù đến lớp nhưng chưa chấp hành tốt về kỷ luật và quy định của trường. Những biểu hiện đưa ra ở trên đây, chỉ là một trong những biểu hiện cơ bản nhất mà tôi đưa ra trên cơ sở đánh giá và phân tích vấn đề. * Nguyên nhân về phía học sinh. Học sinh bậc tiểu học trong độ tuổi lớp 1 các em còn bé, nhận thức chưa cao, còn hạn chế về nhiều mặt. * Nguyên nhân về phía gia đình Nhận thức phiến diện, lệch lạc, sai lầm hoặc thiếu tri thức về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ em cho nên nuông chiều quá mức, thoả mãn mọi nhu cầu của trẻ, nhất là nhu cầu vật chất. Hoặc sử dụng quyền uy và vị thế của cha mẹ đối với con cái một cách cực đoan. * Nguyên nhân từ phía nhà trường. Các nhà giáo dục có những định kiến thiếu thiện cảm, thiện chí đối với những học sinh có khó khăn và có những ấn tượng về các thiếu sót, sai lầm của các em. * Nguyên nhân từ xã hội Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực cao (giàu– nghèo: sự coi trọng – bị coi thường...) III. Các biện pháp thực hiện sáng kiến 1. Xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh lớp 1A của giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học Long Sơn. Như chúng ta đã biết điều quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là phải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả.Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời, công bằng đối với tất cả học sinh không được phép trù úm, phân biệt đối xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_ne_nep_tu_qu.doc