Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trật tự trong giờ học cho học sinh Lớp 1

CHƯƠNG I

                                ĐẶT VẤN ĐỀ

 Học sinh lớp Một, năm đầu tiên cắp sách tới trường, các em được làm quen với nhiều bạn mới. Đặc biệt hơn là các em được chuyển từ hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang hoạt động học tập nên không khỏi bỡ ngỡ, khó khăn.

Ngay từ đầu năm học, làm thế nào để học sinh cả lớp chú ý nghe giảng, tham gia hợp tác cùng bạn trong các hoạt động nhóm, lớp? từng việc làm dù là nhỏ nhất như cầm phấn, giơ bảng, cách kẻ hết bài, cách cầm bút, đặt vở… cũng đòi hỏi giáo viên phải quan tâm. 

Vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học nói chung, giáo viên chủ nhiệm lớp Một nói riêng có vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc học Trung học cơ sở. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt các  buổi trong tuần, giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ ra chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, ổn định nề nếp cho các em khi tham gia học tập trên lớp. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nề, vất vả và vô cùng phức tạp.

doc 23 trang Bảo Giang 30/03/2023 7900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trật tự trong giờ học cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trật tự trong giờ học cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn thói quen trật tự trong giờ học cho học sinh Lớp 1
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LƯƠNG SƠN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN THÓI QUEN TRẬT TỰ TRONG GIỜ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 1
	Tác giả: Lê Thu Huế
	Trình độ chuyên môn: Đại học tiểu học
	Chức vụ: Giáo viên
	Đơn vị công tác: Trường tiểu học Liên Sơn
LIÊN SƠN, NĂM 2017
 L¸ HuÖ T©y 
 MỤC LỤC
Chương I: Đặt vấn đề
Trang 1
Chương II: Nội dung
Trang 3
I. Cơ sở lí luận
Trang 3
II. Thực trạng
Trang 4
III. Biện pháp
Trang 7
1. Thông qua cách sắp xếp chỗ ngồi
Trang 7
2. Thông qua đội ngũ cán bộ lớp
Trang 7
3. Thông qua giờ sinh hoạt lớp, giờ giải lao
Trang 8
4. Thông qua các tiết học
Trang 9
5. Thông qua môn kể chuyện
Trang 11
6. Phối hợp với phụ huynh học sinh 
Trang 12
IV. Hiệu quả
Trang 12
Chương III: Kết luận 
Trang 15
1. Kết luận
Trang 16
2. Một số ý kiến đề xuất
Trang 16,17
CHƯƠNG I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Học sinh lớp Một, năm đầu tiên cắp sách tới trường, các em được làm quen với nhiều bạn mới. Đặc biệt hơn là các em được chuyển...ọc. Trong chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, với mục tiêu là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, nhằm giúp các em có khả năng tư duy tốt hơn, lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn hơn. Mỗi một nội dung trong chương trình đổi mới đều đòi hỏi học sinh phải có sự tập trung cao thì mới nắm bắt nội dung bài học một cách đầy đủ và nhanh chóng. Nếu trong giờ học các em luôn nói chuyện riêng, làm việc riêng... thì việc tiếp thu nội dung bài học sẽ không mạch lạc, không có hệ thống, từ đó các em sẽ không hiểu bài, dẫn đến kết quả học tập thấp.
CHƯƠNG II
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ. Nếu ở mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi, thì lứa tuổi học sinh tiểu học là hoạt động học tập. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhất là tâm lý. Họat động về mặt chủ đạo sẽ quyết định những nét tâm lý đặc trưng nhất của lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động học tập diễn ra tốt đẹp sẽ kéo theo sự phát triển tâm lý của trẻ đúng hướng, thuận lợi và ngược lại. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh cũng như những nhà giáo dục nắm được những khó khăn tâm lý của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khắc phục, trẻ sẽ thích ứng với họat động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dục được dễ dàng hơn. Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong học tập và phát triển tốt tâm lý cũng như nhân cách của trẻ. Trong quá trình học, các em đã gặp những khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng điều khiển các hoạt động tâm lý của bản thân.
Nề nếp là những việc làm, những thói quen tốt trong học tập, trong sinh hoạt của bản thân mỗi học sinh. Là khởi đầu của hành vi đạo đức thông qua việc chấp hành những quy định của lớp, nội quy của trường. Biết làm những việc mang lại lợi ích cho lớp, cho mình. Nề nếp lớp học là nhân tố quyết định chất học tập của học sinh, rền nề nếp lớp cũng là rền lớp cùng là rèn nề nếp cho từng cá nhân học sinh, giúp các em có thói quen tốt tro...c sinh ổn định nề nếp lớp... Đó chính là thời gian tôi xây dựng nề nếp học tập cho học sinh để các em có những thói quen tốt, có ý thức tiếp thu những kiến thức mới trong tất cả các môn học được tốt hơn.
	- Các em cùng độ tuổi đã qua mẫu giáo 5 tuổi nên đa số các em cũng nhận thức được phải tuân thủ nề nếp, trật tự lớp học.
	- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học của con, phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục học sinh.
	- Nhà trường đặc biệt quan tâm đến nề nếp và chất lượng học tập của học sinh.
*Khó khăn:
Năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiêm lớp 1A Tổng số 22 học sinh (trong đó có 1 học sinh khuyết tật). Sau một tuần thực dạy tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự chú ý nghe giảng, trong lớp vẫn mất trật tự. Cũng có em lơ đãng nhìn ra ngoài, không hợp tác với cô và bạn, trong lớp chỉ có 7, 8 em là ngồi yên lặng còn những em khác em thì nói chuyện, em thì ăn quà vặt trong lớp, có em cứ chạy lên chạy xuống “thưa cô” vì những việc không đâu vào đâu mà mình phát hiện được. Thêm vào đó, 1 học sinh khuyết tật trong lớp em thích nói thì nói, chạy vào chạy ra tự do, nhắc nhở em không nghe, nếu bị la em sẽ lăn đùng ra khóc.Với tình hình lớp chủ nhiệm như vậy, tôi biết muốn dạy và học đạt được hiệu quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải chỉnh đốn ngay nề nếp học sinh. Tuy đã có những kinh nghiệm nhất định về việc rèn cho học sinh có thói quen giữ trật tự trong giờ học Tôi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Học sinh ngoan, trật tự trong giờ học
Học sinh nói chuyện, ăn quà vặt
Học sinh thiếu tập trung, đi lại tự do trong lớp
1A
22
 8
 11
 3
Từ kết quả khảo sát trên tôi biết muốn dạy và học đạt hiệu quả tốt điều quan trọng đầu tiên là phải chỉnh đốn ngay nề nếp của học sinh. Tuy đã có những kinh nghiệm nhất định về việc rèn cho học sinh có thói quen giữ trật tự trong giờ học. Tôi vẫn bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân ngay để tìm cách khắc phục kịp thời. Sau thời gian tìm hiểu tôi đã rút ra được

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_thoi_quen_trat_tu.doc