Nội dung ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

 

A, PHẦN PHƯƠNG PHÁP VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

 

I. ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP

1. Phương pháp: Nắm vững cách làm các kiểu bài:

a, NLXH:

- NL về một sự việc hiện tượng đời sống.

- NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

b, NLVH: 4 dạng bài:

- Dạng bài so sánh

- NL 1 ý kiến bàn về 1 tác phẩm văn học. (Đúng với 1 tác phẩm văn học)

- NL về 1 vấn đề trong 1 nhóm tác phẩm.

- NL 1 ý kiến lí luận bàn về văn học (Đúng với nhiều tác phẩm văn học)

II. MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HỌA:

1. Câu 1:

Hãy nêu ý kiến của em về lời khuyên sau ở phần cuối câu chuyện "Lỗi lầm và sự biết ơn":

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ đi tiếp thì đến một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.

Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá”.

Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp ghi tạc lên đá, trong lòng người.

doc 6 trang Bảo Giang 30/03/2023 1960
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

Nội dung ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9
NỘI DUNG ÔN TẬP HSG MÔN NGỮ VĂN 9
- Trên cơ sở các nội dung đã được ôn tập ở cấp huyện, các em HS cần ôn tập lại kiến thức cũ và chú trọng vào những đơn vị kiến thức cơ bản sau:
A, PHẦN PHƯƠNG PHÁP VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP
1. Phương pháp: Nắm vững cách làm các kiểu bài:
a, NLXH:
- NL về một sự việc hiện tượng đời sống.
- NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
b, NLVH: 4 dạng bài:
- Dạng bài so sánh
- NL 1 ý kiến bàn về 1 tác phẩm văn học. (Đúng với 1 tác phẩm văn học)
- NL về 1 vấn đề trong 1 nhóm tác phẩm.
- NL 1 ý kiến lí luận bàn về văn học (Đúng với nhiều tác phẩm văn học)
II. MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HỌA:
1. Câu 1:
Hãy nêu ý kiến của em về lời khuyên sau ở phần cuối câu chuyện "Lỗi lầm và sự biết ơn":
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người có xảy ra một cuộc tranh luận và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tô...hậm, mẹ mắng:
– Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
 	Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
Trời vẫn nắng vẫn râm
... Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
 (Theo vinhvien.edu.vn)
 	Câu chuyện nhỏ trên gợi cho em suy nghĩ gì về những bài học trong cuộc sống?
B, ÔN TẬP PHẦN TRUYỆN
I. ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP:
TT
Tên tác phẩm
 Định hướng ôn tập
1
Truyện Kiều
- Tiểu sử, lai lịch Nguyễn Du
- Tóm tắt tác phẩm
- Giá trị của tác phẩm (hiện thực, nhân đạo)
- Những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả (tả cảnh, tả người, tả nội tâm)
- Hình tượng nhân vật Thúy Kiều
2
Hoàng Lê nhất thống chí
- Tóm tắt hồi thứ 14
- Hình ảnh người anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ
3
Làng
- Ý nghĩa nhan đề
- Tóm tắt tác phẩm
- Tìm hiểu tình huống truyện
- Phân tích nhân vật ông Hai
4
Lặng lẽ Sa Pa
- Ý nghĩa nhan đề
- Tóm tắt tác phẩm
- Tìm hiểu tình huống truyện
- Phân tích nhân vật anh thanh niên
5
Bến quê
- Ý nghĩa nhan đề
- Tóm tắt tác phẩm
- Tìm hiểu tình huống truyện
- Phân tích nhân vật anh Nhĩ
6
Những ngôi sao xa xôi
- Ý nghĩa nhan đề
- Tóm tắt tác phẩm
- Tìm hiểu tình huống truyện
- Phân tích nhân vật anh Phương Định
- Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong
II. MỘT SỐ ĐỀ BÀI MINH HỌA
1. Câu 1: “Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình”
 Hãy phân tích tình huống truyện của tác phẩm: “Làng” (Kim Lân) để làm sáng tỏ điều đó.
2. Câu 2: Trong một lần tâm sự về nghề, nhà văn Bùi Hiển đã rất tâm huyết bày tỏ:
“Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện bất ngờ về con người” (Theo “Nhà văn nói về tác phẩm”, NXB Giáo dục 2004)
 Giải thích ngắn gọn ý kiến trên và làm rõ “sự phát hiện bất ngờ về con người” qua truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
3. Câu 3: Bàn về tác phẩm văn học chân chính, có ý kiến cho rằng: “Tác phẩ...mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”
 (Ngữ văn 9 – Tập 2)
 Bằng sự hiểu biết của mình về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, em hãy làm sáng tỏ điều mới mẻ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống.
2. Câu 2: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.
3. Câu 3: Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: " Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời".
          Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Chúc các em ôn tập tốt!

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9.doc