Kỳ thi HSG môn GDCD 10 cấp trường - Năm học 2017- 2018 (Có đáp án)

Câu 1: (6 điểm) 

          Trong buổi dã ngoại ở một đơn vị quân đội do nhà trường tổ chức, Hải cùng các bạn trong lớp được đến thăm vườn hoa của một tiểu đội. Đứng ngắm nhìn, Hải như ngất ngây trước vẻ đẹp lung linh của vườn hoa đa sắc màu. Cầm một nụ hoa trên tay, Hải nói: Nụ là nụ nhưng nụ cũng không phải là nụ. 

          Đa số các bạn trong lớp đều hiểu được câu nói của Hải, riêng Nga thì không.

          Câu hỏi:

          a. Em hãy giúp Nga hiểu được câu nói trên của Hải.

          b. Theo em, sự phát triển của sự vật và hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng nào ?

          c. Từ khuynh hướng đó, em rút ra được bài học gì ?

Câu 2: (4.0 điểm)

          Tình huống: Linh và Hùng cùng làm việc ở một công ty, họ yêu nhau đã được hơn một năm. Hai người dự định sẽ tổ chức đám cưới vào tháng sau. Thế nhưng, khi Linh đặt vấn đề này với bố mẹ, ngay lập tức bố Linh phản đối: Mày không được lấy thằng Hùng vì nhà nó không môn đăng hộ đối với nhà mình, lấy nó sẽ khổ cả đời đấy con ạ. Chuyện hôn nhân của con bố đã lo rồi, con sẽ lấy thằng Tuấn – giám đốc một công ty, nó có bằng thạc sĩ bảo vệ ở nước ngoài. Ngày cưới của con bố và gia đình nó đã định rồi. 

          Linh: Nhưng mà con yêu anh Hùng.

          Bố Linh: Không Hùng nào cả. Tại gia tòng phụ. Con rể nhà này là thằng Tuấn. Mày phải nghe theo lời bố.

         Câu Hỏi:

          a. Nếu là Linh, em sẽ làm gì ?

          b. Em biết gì về chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay ?

doc 6 trang Lệ Chi 22/12/2023 5700
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi HSG môn GDCD 10 cấp trường - Năm học 2017- 2018 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỳ thi HSG môn GDCD 10 cấp trường - Năm học 2017- 2018 (Có đáp án)

Kỳ thi HSG môn GDCD 10 cấp trường - Năm học 2017- 2018 (Có đáp án)
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN HỘI THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 10 TRƯỜNG THPT ANH SƠN I NĂM HỌC 2017 - 2018
 (Đề gồm có 02 trang)
	 Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (6 điểm) 
	Trong buổi dã ngoại ở một đơn vị quân đội do nhà trường tổ chức, Hải cùng các bạn trong lớp được đến thăm vườn hoa của một tiểu đội. Đứng ngắm nhìn, Hải như ngất ngây trước vẻ đẹp lung linh của vườn hoa đa sắc màu. Cầm một nụ hoa trên tay, Hải nói: Nụ là nụ nhưng nụ cũng không phải là nụ. 
	Đa số các bạn trong lớp đều hiểu được câu nói của Hải, riêng Nga thì không.
	Câu hỏi:
	a. Em hãy giúp Nga hiểu được câu nói trên của Hải.
	b. Theo em, sự phát triển của sự vật và hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng nào ?
	c. Từ khuynh hướng đó, em rút ra được bài học gì ?
Câu 2: (4.0 điểm)
	Tình huống: Linh và Hùng cùng làm việc ở một công ty, họ yêu nhau đã được hơn một năm. Hai người dự định sẽ tổ chức đám cưới vào tháng sau. Thế nhưng, khi Linh đặt vấn đề này với bố mẹ, ...hỏi:
	a. Em có suy nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện trên ?
	b. Câu chuyện trên gợi em nhớ tới nội dung kiến thức nào đã học đã học ở chương trình môn GDCD lớp 10 ? Hãy giải thích.
Câu 4: (5 điểm)
 “Do vô tình, cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi. Liên hệ với cháu qua số điện thoạiđể cháu đền ạ. Do cháu không biết chủ ô tô là ai”.
	 Đó là lời xin lỗi dán trên kính xe ô tô của một nam sinh lớp 11 trường PTTH Trần Nguyễn Hãn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Khi hình ảnh mảnh giấy có nội dung trên được chủ nhân của chiếc ô tô đưa lên trang cá nhân, ngay lập tức được nhiều người chia sẻ ở nhiều diễn đàn khác nhau đã thu hút hàng nghìn lượt like và hàng trăm bình luận. Nhiều người bày tỏ sự cảm kích, khen ngợi hành động trung thực, dám làm dám chịu của người viết "lá thư" này. 
	Phải chăng, xin lỗi là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người trong xã hội ?
.........Hết..........
Họ và tên thí sinh: ..................................................................SBD: .......................
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN HỘI THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 10 TRƯỜNG THPT ANH SƠN I NĂM HỌC 2017 - 2018
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 04 trang)
 Câu
Nội dung
Điểm
 1
 Trong buổi dã ngoại ở một đơn vị quân đội do nhà trường tổ chức, Hải cùng các bạn trong lớp được đến thăm vườn hoa của một tiểu đội. Đứng ngắm nhìn, Hải như ngất ngây trước vẻ đẹp lung linh của vườn hoa đa sắc màu. Cầm một nụ hoa trên tay, Hải nói: Nụ là nụ nhưng nụ cũng không phải là nụ. 
	Đa số các bạn trong lớp đều hiểu được câu nói của Hải, riêng Nga thì không.
	Câu hỏi:
	a. Em hãy giúp Nga hiểu được câu nói trên của Hải.
	b. Theo em, sự phát triển của sự vật và hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng nào ? 
 c. Từ khuynh hướng đó, em rút ra được bài học gì ?
 6
a. - Nụ là búp hoa chưa nở. 
1.0
- Nụ là nụ: một búp chưa nở thì đó là nụ chứ không thể gọi là hoa.
1.0
- Nụ cũng là hoa: Mặc dù ở thời điểm hi...hân đảm bảo về mặt pháp lí.
0.5
+ Hôn nhân tự nguyện và tự nguyện còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn.
0.5
 3
Truyện đọc: Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập
	Sáng sớm tinh mơ ngày 2 tháng 9 năm 1945, từ các làng ngoại thành và các tỉnh quanh Thủ đô Hà Nội, gần một triệu người tay cầm cờ, hoa, biểu ngữ đã trùng trùng, điệp điệp kéo về quảng trường Ba Đình, tràn ngập cả những đường phố xung quanh. Dưới bầu trời mùa thu trong xanh, là cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên lễ đài như vẫy gọi, chào đón đàn con yêu của đất nước.
 Trong buổi lễ long trọng, người dân Việt Nam náo nức chờ đợi được thấy lãnh tụ, vị chủ tịch đầu tiên của nước Cộng hòa mới. Trong trí tưởng tượng của mọi người, vị chủ tịch đầu tiên sẽ không mặc áo hoàng bào, thắt đai khảm ngọc như một vị hoàng đế ngày xưa, nhưng nhất định phải ăn mặc sang trọng và đầy vẻ uy nghi.
 Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên lễ đài, mọi người đã vô cùng ngạc nhiên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cười đôn hậu, vẫy tay chào đồng bào, thân mật, giản dị như một người cha hiền về với đàn con. Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su bình dị. Cả một biển người xao động, hò reo như sấm dậy, ai cũng cố nghến cao lên để nhìn cho rõ Người. Nhiều người không cầm được nước mắt vì sung sướng, cảm động khi được nhìn thấy Bác Hồ.
 "Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?"
 Với giọng nói ấm áp, gần gũi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa tan tất cả những gì còn xa cách giữa vị Chủ tịch nước với mọi người và Người thực sự là vị "Cha già" của dân tộc Việt Nam.
 Câu hỏi:
	a. Sau khi đọc câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về hình ảnh của vị "Cha già dân tộc" ?
	b. Câu chuyện trên gợi em nghĩ tới trách nhiệm nào của công dân đối với cộng đồng ? Hãy giải thích.
5.0
a. Suy nghĩ: - Bác là một vị lãnh tụ giản dị, gần gũi, hòa nhập, thân thương, với mọi người.
1.0
b. - Câu chuyện trên gợi em nghĩ tới trách nhiệm hòa nhập của công dân đối với cộng đồng 
1.0
- Giải thích:
+ Hòa nhập là sống gần gũi, chan h

File đính kèm:

  • docky_thi_hsg_mon_gdcd_10_cap_truong_nam_hoc_2017_2018_co_dap_a.doc