Giáo án Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017- 2018 (Bản đầy đủ)

CHƯƠNG I: CƠ HỌC

TIẾT 1: BÀI 1+ BÀI 2 : ĐO ĐỘ DÀI

I.MỤC TIÊU

- Kiến thức: 

Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.

- Kỹ năng: 

- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.

- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.

- Thái độ:

          Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt đông nhóm.

II.CHUẨN BỊ

- Mỗi nhóm:1thước kẻ có ĐCNN1mm, 1thước dây có ĐCNN 0,5mm, chép vào vở bảng 1.1 kết quả đo độ dài.

- Cả lớp: Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm, ĐCNN 2mm.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp 6A4

2.Kiểm tra bài cũ:

doc 70 trang Lệ Chi 22/12/2023 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017- 2018 (Bản đầy đủ)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017- 2018 (Bản đầy đủ)

Giáo án Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017- 2018 (Bản đầy đủ)
Ngày soạn: 22/08/2016
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
TIẾT 1: BÀI 1+ BÀI 2 : ĐO ĐỘ DÀI
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức: 
Nêu được một số dụng cụ đo độ dài với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Kỹ năng: 
- Xác định được GHĐ, ĐCNN của dụng cụ đo độ dài.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Thái độ:
 	Rèn tính cẩn thận, ý thức hợp tác trong hoạt đông nhóm.
II.CHUẨN BỊ
- Mỗi nhóm:1thước kẻ có ĐCNN1mm, 1thước dây có ĐCNN 0,5mm, chép vào vở bảng 1.1 kết quả đo độ dài.
- Cả lớp: Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm, ĐCNN 2mm.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp 6A4
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 
- Giới thiệu chương trình vật lý và yêu cầu của việc học tập bộ môn.
- Cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài.
GV chốt lại: Thước đo không giống nhau
+ Cách đo của người em chưa chính xác.
+ Cách đọc kết quả đo có thể chưa đúng.
? Để khỏi tranh cãi thì hai chị em phải thống nhấ...g định: cần đặt thước dọc theo độ dài cần đo.
C4: GV sử dụng tình huống đặt mắt lệch (tương tự C8a,b).
C5: GV sử dụng hình 2.3(SGK) để thống nhất cách đọc và cách ghi.
3.Cách đo độ dài 
- Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi C1, C2,C3,C4,C5.
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời theo sự điều khiển của GV.
C1:Tuỳ HS
C2: Thước dây dùng để đo chiều dài bàn học. Thước kẻ dùng để đo bề dày SGK.
Vì : Thước kẻ có ĐCNN 1mm cho kết quả đo chính xác hơn thước dây có ĐCNN 0,5cm.
C3: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 trùng với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C6 và ghi vào vở theo hướng dẫn chung
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất phần kết luận.
- HS làm việc cá nhân, chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- Tham gia thảo luận để thống nhất cách đo độ dài (theo 5 bước).
Hoạt động 6: Vận dụng 
- GV cho HS quan sát H2.1, H2.2, H2.3 và gọi HS lần lượt HS trả lời câu C7, C8, C9, C10 (với C10 yêu cầu HS kiểm tra bằng cách dùng thước đo)
- Hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất câu trả lời.
- HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi C7, C8, C9, C10.
- Thảo luận để thống nhất câu trả lời.
4. Củng cố:
- Em hãy nêu cách đo độ dài?
- Đo chiều dài quyển vở: Em ước lượng là bao nhiêu và nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS làm bài tập 1-2.7 và 1-2.8 (SBT).
- Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả lời đúng.
- HS trả lời để khắc sâu kiến thức cơ bản.
- HS trả lời câu hỏi GV yêu cầu.
- Cá nhân làm bài tập 1-2.7,1-2.8(SBT).
- Thảo luận thống nhất câu trả lời.
5. Hướng dẫn về nhà
 - Học bài và làm bài tập 1-2.9 đến 1-2.13 (SBT).
 - Đọc mục: Có thể em chưa biết.
 - Đọc trước bài 3: Đo thể tích chất lỏng.	
 - Kẻ bảng 3.1: Kết quả đo thể tích chất lỏng vào
Ngày soạn: ..../08/2016
TIẾT 2: BÀI 3. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. ..., ca, bình, .... đã biết trước dung tích.
C4: (Nhấn mạnh: GHĐ & ĐCNN của bình chia độ là gì?)
C5: Chai lọ, ca đong có ghi sẵn dung tích, các loại ca đong đã biết trước dung tích, bình chia độ, bơm tiêm.
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
- GV cho HS quan sát H3.3, H3.4, H3.5 và yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời các câu C6, C7, C8.
- Tổ chức cho HS thảo luận và thống nhất từng câu trả lời.
- Yêu cầu HS điền và chỗ trống của câu C9 để rút ra kết luận.
2.Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng
- HS quan sát và làm việc cá nhân trả lời câu C6,C7,C8.
- Thảo luận thống nhất câu trả lời.
- Thảo luận thống nhất phần kết luận
C9: (1) thể tích , (2) GHĐ, (3) ĐCNN
(4) thẳng đứng, (5) ngang, (6) gần nhất 
Hoạt động 5: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình
- GV dùng bình 1 và bình 2 để minh hoạ câu hỏi đặt ra ở đầu bài, nêu mục đích của thực hành. Kết hợp giới thiệu dụng cụ thực hành và yêu cầu HS tiến hành đo thể tích chất lỏng theo đúng quy tắc.
- GV treo bảng phụ kẻ bảng kết quả thực hành.
- Quan sát và giúp đỡ các nhóm HS gặp khó khăn.
3.Thực hành 
- HS nắm được mục đích của thực hành.
- Nhóm HS nhận dụng cụ thực hành và tiến hành đo thể tích chất lỏng theo hướng dẫn của GV.
- HS tham gia trình bày cách làm của nhóm và điền kết quả vào bảng 3.1
4. Củng cố
- Để biết chính xác cái bình, cái ấm chứa được bao nhiêu nước thì phải làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài tập 3.1 (SBT).
- HS trả lời câu hỏi của GV thông qua các kiến thức đã thu thập được.
- HS làm bài tập 3.1 (SBT).
5. Hướng dẫn về nhà
 - Học bài và làm bài tập 3.2- 3.7 (SBT)
 - Đọc trước bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
 - Chuẩn bị: Mỗi nhóm chuẩn bị 2 viên sỏi 
Ngày soạn: ..../09/2016 
TIẾT 3: BÀI 4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN
KHÔNG THẤM NƯỚC
I.MỤC TIÊU:
- Kĩ năng:
	Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
- Thái độ: 
Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_nam_hoc_2017_2018_ban_day_du.doc