Giáo án Vật lí 11 - Bài 32: Kính lúp - Bùi Quốc Dũng

I. MỤC TIÊU:

    1. Kiến thức:

   - Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số độ bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt

    - Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.

    - Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.

  - Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.

  - Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực để giải các bài tập.

    2. Kĩ năng:

    - Vẽ dược đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.

    - Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.

    - Sử dụng được kính lúp          

doc 4 trang Lệ Chi 22/12/2023 8080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 11 - Bài 32: Kính lúp - Bùi Quốc Dũng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí 11 - Bài 32: Kính lúp - Bùi Quốc Dũng

Giáo án Vật lí 11 - Bài 32: Kính lúp - Bùi Quốc Dũng
Trường THPT Nghi Lộc 4
Họ và tên giáo viên Bùi Quốc Dũng
	Lớp dạy: 11C
Ngày 17 tháng 4 năm 2017
Bài 32: KÍNH LÚP
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
 - Trình bày được các khái niệm chung về tác dụng và số độ bội giác của các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt
	- Nêu được công dụng và cấu tạo của kính lúp.
	- Trình bày được sự tạo ảnh qua kính lúp.
 - Vẽ được đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
 - Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực để giải các bài tập.
	2. Kĩ năng:
	- Vẽ dược đường truyền của chùm tia sáng từ một điểm của vật qua kính lúp.
	- Viết và vận dụng được công thức số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực để giải bài tập.
	- Sử dụng được kính lúp	
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Chuẩn bị một số kính lúp để HS quan sát. Bài giảng điện tử
 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về thấu kính và mắt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 Hãy sắp xếp các bộ phận của mắt theo thứ tự từ...
- Yêu cầu HS cho biết cấu tạo của kính lúp.
(Hướng dẫn: bằng mắt quan sát hoặc bằng tay chạm vào 2 mặt của kính lúp cho biết đó là thấu kính lồi hay lõm)
Qua kính lúp ta sẽ thu được ảnh như thế nào? Ta sang III.
- Quan sát kính lúp.
- Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ
- Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (vài xentimet).
II. Công dụng và cấu tạo của kính lúp
+ Kính lúp là dụng cụ quang bỗ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ.
+ Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (cm).
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự tạo ảnh qua kính lúp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
- Muốn kính lúp tạo ảnh ảo thì ta phải đặt vật trong khoảng nào? 
(Hướng dẫn HS nhắc lại đặc điểm ảnh của một vật qua thấu kính 
- Ngoài ra, muốn nhìn ảnh tạo bởi kính lúp thì ảnh phải có vị trí nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt
- Để thỏa mãn được 2 điều kiện trên, khi dùng kính lúp ta phỉa điều chỉnh. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị trí đó
- Có mấy cách ngắm chừng? Các cách ngắm chừng đó có gì khác nhau? 
- Muốn kính lúp tạo ảnh ảo thì vật phải đặt trong khoảng OF
-Ghi nhận cách đặt vật trước kính lúp để có thể quan sát được ảnh của vật qua kính lúp.
- Cho biết tại sao khi ngắm chừng ở cực viễn thì mắt không bị mỏi.
- Có 2 cách nắm chừng:
 + Ngắm chừng ở cực cận thì ảnh của vật tạo bởi kính lúp hiện lên tại điểm cực cận của mắt
 + Ngắm chừng ở cực viễn thì ảnh của vật tạo bởi kính lúp hiện lên tại điểm cực viễn của mắt
III. Sự tạo ảnh qua kính lúp
 + Đặt vật trong khoảng từ quang tâm đến tiêu điểm vật của kính lúp. Khi đó kính sẽ cho một ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. 
+ Để nhìn thấy ảnh thì phải điều chỉnh khoảng cách từ vật đến thấu kính để ảnh hiện ra trong giới hạn nhìn rỏ của mắt. Động tác quan sát ảnh ở một vị trí xác định gọi là ngắm chừng ở vị tr

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_11_bai_32_kinh_lup_bui_quoc_dung.doc