SKKN Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn” Vật lí 11

Chúng ta đang sống trong thời đại mà cách mạng khoa học - kỹ thuật phát triển như vũ bão. Công nghệ thông tin và truyền thông thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực trong đó có giáo dục. Nhờ sự hỗ trợ của đó mà chất lượng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: học mọi nơi, học mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người ở mọi trình độ tiếp thu khác nhau. 

          Năng lực tự học thuộc nhóm các năng lực cốt lõi cần phải hình thành cho người học ngay từ bậc học phổ thông. Làm thế nào để bồi dưỡng năng lực tự học (NLTH) trong thời đại công nghệ thông tin (CNTT) ? Với những phương tiện CNTT và truyền thông ngày càng hiện đại, người học dễ dàng truy cập thông tin đa lĩnh vực, đa chiều, thu thập xử lý thông tin như thế nào, vận dụng thông tin thu thập được ra sao để giải quyết các vấn đề học tập nhằm đạt mục tiêu học tập cá nhân, tiến đến xác lập được các kĩ năng tự học, làm hành trang tự học suốt đời? Đây là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết của ngành giáo dục khi triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục sau năm 2015. 

          Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) các môn học thuộc chương trình giáo dục: tập trung dạy cách học và rèn luyện NLTH, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể của mỗi trường. 

           Theo tinh thần đó, Tôi đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo viên (GV) ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng. 

           Chủ đề dạy học “Dòng điện trong chất bán dẫn” là một chủ đề mà học sinh rất khó tiếp cận. Nếu người giáo viên tiến hành một tiết dạy truyền thống sẽ không hiệu quả, học sinh dễ nhàm chán. Chính vì lẽ đó, mô hình lớp học đảo ngược có thể hạn chế tối thiểu những nhược điểm nội tại đó. Trong lớp học đảo ngược, học sinh (HS) ứng dụng CNTT và truyền thông tự học ở nhà, truy tìm kiến thức, các nhóm học sẽ tương tác với nhau qua facebook... Giờ học ở lớp sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở, giúp HS hiểu sâu hơn đồng thời bồi dưỡng cho HS các NLTH. 

Dựa trên các phân tích ở trên, tôi hi vọng  rằng việc vận dụng DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN”  VẬT LÍ 11 sẽ mang lại hiệu quả.

docx 70 trang Lệ Chi 22/12/2023 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn” Vật lí 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn” Vật lí 11

SKKN Dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn” Vật lí 11
MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
 Trang 1
 1. Lý do chọn đề tài
Trang 1
 2. Mục đích nghiên cứu
Trang 2
 3. Khách thể và đối tượng
Trang 2
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trang 2
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 2
 6. Phương pháp nghiên cứu
Trang 3
 7. Đóng góp của đề tài
Trang 4
Phần II. Nội dung
Trang 5
 1. Lý thuyết về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược
Trang 5
 2. Phân tích đặc điểm, mục tiêu dạy học chủ đề “Dòng điện trong chất bán dẫn”
Trang 9
 2.1. Đặc điểm
Trang 9
 2.2. Mục tiêu dạy học
Trang 9
 3. Thực trạng của vấn đề: Thực trạng tự học của học sinh và ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lý ở trường THPT
Trang 10
 3.1. Thực trạng hoạt động tự học của HS
Trang 10
 3.2. Ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lý ở trường THPT
Trang 11
 4. Giải pháp thực hiện
Trang 12
 5. Thiết kế tiến trình dạy học Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược thông qua chủ đề “Dòng điện trong môi trường bán dẫn”
Trang 13
 5.1. Xác định vấn đề ..., ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng HS và điều kiện cụ thể của mỗi trường. 
 Theo tinh thần đó, Tôi đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo viên (GV) ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng. 
 Chủ đề dạy học “Dòng điện trong chất bán dẫn” là một chủ đề mà học sinh rất khó tiếp cận. Nếu người giáo viên tiến hành một tiết dạy truyền thống sẽ không hiệu quả, học sinh dễ nhàm chán. Chính vì lẽ đó, mô hình lớp học đảo ngược có thể hạn chế tối thiểu những nhược điểm nội tại đó. Trong lớp học đảo ngược, học sinh (HS) ứng dụng CNTT và truyền thông tự học ở nhà, truy tìm kiến thức, các nhóm học sẽ tương tác với nhau qua facebook... Giờ học ở lớp sẽ được GV tận dụng tối đa tổ chức cho HS vận dụng, thực hành kiến thức, thảo luận nhóm hoặc triển khai các dự án, giải quyết các vấn đề mở, giúp HS hiểu sâu hơn đồng thời bồi dưỡng cho HS các NLTH. 
Dựa trên các phân tích ở trên, tôi hi vọng rằng việc vận dụng DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN” VẬT LÍ 11 sẽ mang lại hiệu quả.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chủ đề “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN” VẬT LÍ 11.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược và quy trình vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược trong chủ đề “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN” VẬT LÍ 11.
4.GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chủ đề “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN” VẬT ...h dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chủ đề “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN” VẬT LÍ 11.
	Phương pháp thống kê toán học sử dụng để tính toán các tham số đặc trưng, so sánh kết quả thực nghiệm.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
 Về lý luận: Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, bản chất, quy trình dạy học chủ đề dòng điện trong chất bán dẫn cho học sinh lớp 11.
 Về thực tiễn:
+ Đề tài góp phần làm rõ thực trạng và ý nghĩa của hoạt động tự học của học sinh và ứng dụng CNTT, truyền thông trong dạy tự học môn Vật lí ở trường THPT.
+ Đề xuất quy trình vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng tình hình thực tế trong dạy học học sinh. Đặc biệt vào thời điểm (tháng 2/2019) không chỉ ở Việt Nam, mà cả thế giới đang đấu tranh với dịch bệnh, thời điểm (từ ngày 7/2- 16/2) học sinh tỉnh Nghệ an đang nghỉ học, tôi đã áp dụng đề tài này trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 rất hiệu quả.
+ Thiết kế bài dạy Dòng điện trong chất bán dẫn theo quy trình dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược phù hợp với đối tượng người học.
PHẦN II – NỘI DUNG
1. Lý thuyết về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Lớp học đảo ngược đang là một chủ đề mới, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục trên toàn thế giới.
Để phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và trào lưu hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu giáo dục đã nhận thấy cần phải quan tâm đến các mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm và mô hình lớp học đảo ngược có sự hỗ trợ của CNTT, truyền thông đã thu hút được nhiều chú ý. Ở Việt Nam, mô hình lớp học đảo ngược chỉ mới được biết đến trong vài năm gần đây, hầu hết là các bài viết giới thiệu trên các bài báo, tạp chí, trang tin của các trường hoặc các cơ sở đào tạo. 

File đính kèm:

  • docxskkn_day_hoc_theo_mo_hinh_lop_hoc_dao_nguoc_trong_day_hoc_ch.docx