Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 7: Tế bào nhân sơ

I. MỤC TIÊU

1. NĂNG LỰC (10 năng lực)

            1.1 Tự chủ và tự học: thông qua nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo trên inter net…

            1.2 Giao tiếp và hợp tác được thể hiện thông qua hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1, số 2.

            1.3 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ tỉ lệ S/V học sinh giải thích được ưu thế về kích thước nhỏ của vi khuẩn.

            1.4 Năng lực ngôn ngữ: Học sinh nắm được các thuật ngữ chuyên ngành sinh học như: vi khuẩn Gram, peptiđôglican…

            1.5 Năng lực toán học: thể hiện qua việc tính tỉ lệ S/V.

             1.6 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội:Từ hai loại vi khuẩn Gram + và Gram – học sinh hình thành biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.

            1.7 Năng lực tin học: năng lực tìm kiếm thông tin trên internet.

            1.8 Năng lực thể chất: HS biết cách bảo vệ sức khỏe bằng cách giữ gìn vệ sinh.

2. PHẨM CHẤT

            2.1 Yêu nước: thông qua việc tuyên truyền mọi người xung quanh biết cách phòng tranh các bệnh do vi khuẩn.

            2.1 Chăm chỉ: hình thành phẩm chất chăm học, ham học, có tinh thần tự học, chăm làm, tham gia tích cực trong các hoạt động nhóm, chăm chỉ trong các hoạt động vệ sinh cá nhân và môi trường.

            2.2 Trung thực: thật thà, ngay thẳng trong học tập.

            2.3 Trách nhiệm: bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường sống.

 

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Hình ảnh về cấu tạo vi khuẩn.

2.Máy chiếu, máy tính.

3. Phiếu học tập.

docx 5 trang Lệ Chi 19/12/2023 8120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 7: Tế bào nhân sơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 7: Tế bào nhân sơ

Giáo án Sinh học Lớp 10 - Bài 7: Tế bào nhân sơ
THIẾT KẾ BÀI DẠY MINH HỌA
SINH HỌC 10
Bài 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. MỤC TIÊU
1. NĂNG LỰC (10 năng lực)
	1.1 Tự chủ và tự học: thông qua nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo trên inter net
	1.2 Giao tiếp và hợp tác được thể hiện thông qua hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1, số 2.
	1.3 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ tỉ lệ S/V học sinh giải thích được ưu thế về kích thước nhỏ của vi khuẩn.
	1.4 Năng lực ngôn ngữ: Học sinh nắm được các thuật ngữ chuyên ngành sinh học như: vi khuẩn Gram, peptiđôglican
	1.5 Năng lực toán học: thể hiện qua việc tính tỉ lệ S/V.
 	1.6 Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Từ hai loại vi khuẩn Gram + và Gram – học sinh hình thành biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lí.
	1.7 Năng lực tin học: năng lực tìm kiếm thông tin trên internet.
	1.8 Năng lực thể chất: HS biết cách bảo vệ sức khỏe bằng cách giữ gìn vệ sinh.
2. PHẨM CHẤT
	2.1 Yêu nước: thông qua việc tuyên truyền mọi người xung quanh biết cách phòng tranh các bệnh do vi khuẩn.
	2... thức đã có (nguyên nhân gây ra hư hỏng thịt do vi khuẩn với kiến thức mới là đặc điểm và cấu tạo của vi khuẩn.)
- Học sinh huy động được những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới.
2. Nội dung
- Giáo viên đưa tình huống, học sinh suy nghĩ trả lời.
- Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Vậy vi khuẩn có đặc điểm và cấu tạo như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài số 7. Tế bào nhân sơ.
3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
- Học sinh nêu được nguyên nhân gây thối thịt là vi khuẩn.
4. Kĩ thuật tổ chức
Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết tình huống sau:
Bạn A sau khi mua thịt đã quên bỏ vào tủ lạnh, một ngày sau bạn đã thấy miếng thịt bị hỏng. Bạn nào có thể giải thích cho bạn A biết vì sao miếng thịt lại bị hỏng không?
Học sinh trả lời: Nguyên nhân do vi khuẩn.
Giáo viên dẫn vào bài mới: Vậy vi khuẩn có đặc điểm và cấu tạo như thế nào? 
Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức mới): Đặc điểm chung và cấu tạo của tế bào nhân sơ.
1. Mục đích
- Học sinh trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
- Nêu được ưu thế của kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ.
- Trình bày được cấu tạo của tế bào nhân sơ.
- Có biện pháp phòng tránh các bệnh do vi khuẩn gây ra.
2. Nội dung: Trình bày nội dung kiến thức học sinh cần hình thành.
I. Đặc điểm chung
- Kích thước.
- Tế bào chất.
- Vùng nhân.
II. Cấu tạo của tế bào nhân sơ
- Màng sinh chất.
- Tế bào chất.
- Vùng nhân
- Các thành phần khác bên ngoài màng sinh chất.
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
3.1. Nội dung 1: Đặc điểm chung.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm: Quan sát hình và nghiên cứu thông tin SGK để hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm vận dụng kiến thức toán học tính tỉ lệ S/V.
- Có thể học sinh chưa trả lời chính xác giáo viên và các bạn khác chỉnh sửa hoàn chỉnh.
3.2. Nội dung 2: Cấu tạo tế bào nhân sơ.
- Học sinh hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm: Quan sát hình và ngh... nhân một phân tử ADN dạng vòng
C. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
D. Vi khuẩn chưa có màng nhân
Câu2: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm?
A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng
B. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
C. Chứa một phân tử ARN dạng vòng
D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein
Câu 3: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan?
A. Lizoxom
B. Riboxom
C. Trung thể
D. Lưới nội chất
Câu 4 : Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ ?
A. Vật chất di truyền chủ yếu trong nhân là ARN.
B. Không có hệ thống nội màng.
C. Bên ngoài thành tế bào được bao bọc bởi một lớp vỏ nhầy.
D. Chứa ribôxôm.
Câu 5: Cho các đặc điểm sau:
(1) Không có màng nhân
(2) Không có nhiều loại bào quan
(3) Không có hệ thống nội màng
(4) Không có thành tế bào bằng peptidoglican
Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?
A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 6: Người ta chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm dựa vào?
A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào
B. Cấu trúc của nhân tế bào
C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn
D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn
Hoạt động 4: Vận dụng thực tiễn và Tìm tòi mở rộng

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_10_bai_7_te_bao_nhan_so.docx