Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Tuần 15 đến tuần 21

MÔN : LỊCH SỬ      

Tiết   : ..........                          CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950

 

I- MỤC TIÊU : 

Sau bài học HS nêu được :

- Lý do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

- Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

- Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

- Nêu sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :  

- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Bản đồ hành chính.

- Các hình minh họa trong SGK.

- Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen (đủ dùng). 

doc 15 trang Bảo Giang 31/03/2023 2260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Tuần 15 đến tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Tuần 15 đến tuần 21

Giáo án môn Lịch sử Lớp 5 - Tuần 15 đến tuần 21
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : .........	MÔN : LỊCH SỬ 	
Tiết : ..........	CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I- MỤC TIÊU : 
Sau bài học HS nêu được :
- Lý do ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Nêu sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 và chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 - Bản đồ hành chính.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen (đủ dùng). 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ? 
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947.
- 3 HS trả lời. 
- Nhận xét, ghi...
Câu trả lời tốt là :
+ Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến ? 
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng. 
Chiến thắng Biên giới thu - đông 1060 cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch. 
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch ? Mô tả những điều em thấy trong hình 3. 
+ Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi, nhếch nhác lê bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại. 
- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp. 
- Lần lượt từng HS nêu ý kiến.
- GV tóm ý.
Hoạt động 4 
BÁC HỒ TRONG CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950 
GƯƠNG CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM CỦA ANH LA VĂN CẦU
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem hình minh họa 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Một vài HS nêu ý kiến trước lớp. 
- GV : Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta ? 
- HS nêu ý kiến trước lớp. 
3- Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng chiến sĩ thi đua được bầu trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. 
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ........... 	MÔN : LỊCH SỬ 	
Tiết : ........... 	SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI 
I- MỤC TIÊU : 
Sau bài học HS nêu được :
- Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương. 
- Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống Pháp. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Các minh họa trong SGK. 
- HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quố... mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến ? 
+ Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao. 
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS quan sát hình minh họa 2, 3 và nêu nội dung của từng hình. 
- Đại diện mỗi nhóm trình bày về một vấn đề, các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh. 
- HS quan sát và nêu nội dung. 
- GV hỏi : Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúc trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì ? 
- Cho thấy tình cảm gắn bó quân dân ta và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến. 
Đảng phát động thi đua yêu nước, nhân dân tích cực thi đua
Hậu phương lớn mạnh : 
+ Sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm.
+ Đào tạo được nhiều cán bộ. 
Tiền tuyến được chi viện đầy đủ, vững vàng chiến đấu. 
THẮNG 
LỢI
Hoạt động 3
ĐẠI HỘI ANH HÙNG VÀ CHIẾN SĨ THI ĐUA LẦN THỨ NHẤT 
- GV cho HS cả lớp cùng thảo luận.
- HS trao đổi và nêu ý kiến 
+ Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào ? 
+ 1-5-1952
+ Đại hội nhằm mục đích gì ? 
+ Tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước của phong trào thi đua yêu nước của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến. 
+ Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn. 
+ 7 anh hùng được Đại hội bầu chọn. 
Cù Chính Lan.
La Văn Cầu.
Nguyễn Quốc Trị.
Nguyễn Thị Chiên.
Ngô Gia Khảm.
Trần Đại Nghĩa.
Hoàng Hanh. 
+ Kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng trên. 
+ Một số HS trình bày trước lớp theo thông tin đã sưu tầm.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, tuyên dương các HS đã tích cực sưu tầm thông tin về các anh hùng trên. 
3- Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
	CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 
I- MỤC TIÊU : 
 Sau bài học HS nêu được :
 -

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_5_tuan_15_den_tuan_21.doc