Đề thi thử THPT QG lần 2 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 309) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)

Câu 1: Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập…”. Đoạn trích trên  khẳng định

A. quyền  dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn.

B. quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.

C. quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam.

D. quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 -3 -1946 đã để lại bài học kinh nghiệm nào trong cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta hiện nay?

A. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.              B. Đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế.

C. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.                      D. Triệt  để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.

Câu 3: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng cộng sản Đông Dương không phát động nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền?

A. Vì Pháp chưa rút khỏi Việt Nam.                       B. Vì Nhật còn rất mạnh.

C. Vì nhân dân chưa sẵn sàng.                                D. Vì điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi.

Câu 4: Trong cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953 – 1954, ta mở những chiến dịch nào?

A. Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào, Việt Bắc

B. Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Tây Nguyên.

C. Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ.

D. Việt Bắc, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Câu 5: Sau chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại của  Mỹ và Liên bang Nga có điểm gì giống nhau?

A. Nỗ lực vươn lên thiết lập thế giới “đơn cực”.

B. Khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á.

C. Điều chỉnh chính sách đối ngoại để nâng cao vị thế của mình

D. Trở thành đồng minh của các nước lớn trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Câu 6: Đặc điểm nổi bật  tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là

A. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.

B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.

C. miền Bắc được giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa .

D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền với 2 nhiệm vụ khác nhau.

Câu 7: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, thắng lợi nào của quân và dân ta tác động trực tiếp buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari năm 1973?

A. Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

B. Cuộc tiến công chiến lược 1972.

C. Chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ (1965-1968).

D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).

Câu 8: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở nước ta khi đã

A. hoàn thành bình định Việt Nam bằng quân sự.  B. cơ bản bình định Việt Nam bằng quân sự.

C. chuẩn bị đầy đủ tiềm lực kinh tế.                       D. mua chuộc được giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 9: Khó khăn lớn nhất mà  nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. sự chống phá của bọn phản cách mạng .            B. các thế lực ngoại xâm.

C. khó khăn về tài chính.                                         D. nạn đói, nạn dốt.

doc 4 trang Lệ Chi 23/12/2023 4760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT QG lần 2 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 309) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT QG lần 2 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 309) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)

Đề thi thử THPT QG lần 2 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 309) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
LIÊN TRƯỜNG THPT
(Đề thi có 04 trang)
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 – NĂM 2018
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
 Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề 
Họ và tên thí sinh:.......................................................... Số báo danh: .................. Mã đề thi 309
Câu 1: Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đoạn: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Đoạn trích trên khẳng định
A. quyền dân tộc ta trên phương diện pháp lý và thực tiễn.
B. quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
C. quyết tâm bảo vệ chủ quyền của nhân dân Việt Nam.
D. quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6 -3 -1946 đã để lại bài học kinh nghiệm nào trong cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta hiện nay?
A. Đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.	B. Đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế.
C. Phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.	D. Triệt để lợi dụ...g tháng Tám năm 1945 là
A. sự chống phá của bọn phản cách mạng .	B. các thế lực ngoại xâm.
C. khó khăn về tài chính.	D. nạn đói, nạn dốt.
Câu 10: Trong xu thế toàn cầu hóa, thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt là
A. trình độ quản lý còn thấp.
B. sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.
C. chưa tận dụng tốt nguồn vốn nước ngoài.
D. chưa khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, khoáng sản.
Câu 11: Vì sao Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975?
A. Tây Nguyên là căn cứ quân sự mạnh nhất của Mỹ- Ngụy ở miền Nam.
B. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng quân địch tập trung đông.
C. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng địch mỏng, có nhiều sơ hở.
D. Tây Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, quan sự quan trọng của chính quyền Sài Gòn.
Câu 12: Vì sao trong phong trào 1930 – 1931, Nghệ An - Hà Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất ?
A. Là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
B. Là quê hương của Nguyễn Ái Quốc và nhiều chiến sỹ cách mạng.
C. Là nơi giàu truyền thống đấu tranh, có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
D. Là nơi thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
Câu 13: Điểm khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh đã diễn ra trong lịch sử nhân loại là gì?
A. Diễn ra các cuộc xung đột quân sự đẫm máu giữa 2 siêu cường Xô-Mỹ.
B. Chỉ diễn ra trên chiến trường châu Âu và châu Á
C. Không diễn ra cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mỹ.
D. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Câu 14: Dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2(1919-1929) của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp mới nào?
A. Tư sản, Tiểu tư sản.	B. Công nhân, nông dân.
C. Công nhân, tư sản.	D. Công nhân, tiểu tư sản.
Câu 15: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. gia nhập tổ chức ASEAN.	B. sự thành lập các quốc gia độc lập.
C. tham g... của hội nghị nào?
A. Hội Nghị BCH TƯ Đảng 7-1936.	B. Hội Nghị BCH TƯ Đảng 11-1939.
C. Hội Nghị BCHTƯ Đảng 11-1940.	D. Hội Nghị BCH TƯ Đảng 5-1941.
Câu 22: Mục tiêu cụ thể trước mắt của phong trào dân chủ năm 1936-1939 là gì?
A. Đấu tranh đòi ruộng đất cho dân cày.
B. Đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.
C. Đấu tranh giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày.
D. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Câu 23: Từ 1990 đến 2000, Nhật Bản muốn vươn lên thành một
A. cường quốc chính trị.	B. cường quốc công nghệ.
C. cường quốc kinh tế.	D. cường quốc quân sự.
Câu 24: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi cục diện thế giới vì
A. làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
B. làm cho chủ nghĩa đế quốc suy yếu và đứng trước nguy cơ sụp đổ.
C. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
D. dẫn tới sự ra đời của một loạt nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu và châu Á
Câu 25: Đầu thế kỷ XX, để biến Mỹ latinh thành “sân sau” của mình, Mỹ đã áp dụng chính sách nào?
A. Ngoại giao đồng đô la.	B. Chiếc gậy và củ cà rốt .
C. Chiếc gậy lớn và ngoại giao đồng đô la.	D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
Câu 26: Đặc điểm của đế quốc Nhật đầu thế kỷ XX là
A. đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.	B. đế quốc phong kiến quân phiệt.
C. đế quốc thực dân.	D. đế quốc “cho vay nặng lãi”.
Câu 27: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, thắng lợi nào của quân và dân ta đã chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công?
A. Cuộc tiến công chiến ược 1972.	B. Trận Điện Biên Phủ trên không.
C. Mậu thân năm 1968.	D. Phong trào Đồng khởi.
Câu 28: Sự kiện Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (15-8-1945), có ý nghĩa như thế nào đối với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta?
A. Là điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
B. Là khoảng trống quyền lực để nhân dân ta giành chính quyền.
C. Là cơ hội để ta đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏ

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_qg_lan_2_mon_lich_su_nam_2018_ma_de_309_truo.doc
  • xlsĐáp án môn lịch sử chính thức.xls