Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS An Bình (Có đáp án)
Câu 1: ( 1,5 điểm):
Xác định thành phần câu của các câu sau rồi phân chúng thành 2 nhóm: nhóm câu trần thuật có từ “là” và nhóm câu trần thuật đơn không có từ “là”.
a) Ông già và cả dân làng gọi cây ấy là cây Thiên Hương.
b) Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết.
c) “ Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ hay của Minh Huệ.
d) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
Câu 2: (1,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
( Lượm- Tố Hữu)
a) Xác định các từ láy có trong đoạn thơ.
b) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả chú bé Lượm.
Câu 3: (3,0 điểm):
Nhà thơ Minh Huệ từng nói: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy:
a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.
b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS An Bình (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT LẠC THỦY ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS AN BÌNH MÔN NGỮ VĂN 6 - NĂM HỌC 2016 - 2017 (Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 1,5 điểm): Xác định thành phần câu của các câu sau rồi phân chúng thành 2 nhóm: nhóm câu trần thuật có từ “là” và nhóm câu trần thuật đơn không có từ “là”. a) Ông già và cả dân làng gọi cây ấy là cây Thiên Hương. b) Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. c) “ Đêm nay Bác không ngủ” là một bài thơ hay của Minh Huệ. d) Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Câu 2: (1,5 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng ( Lượm- Tố Hữu) a) Xác định c...ọc sinh xác định và nói được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Câu 3 (3,0 điểm): Viết lại được những câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng ( 1,0 điểm ) - "Lặng yên bên bếp lửa" - “Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” - “Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” - “ Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng” b) Ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ ( 2,0 điểm ) Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Câu 4: (4 điểm) a) Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh. b) Thân bài: (3 điểm) - Lúc bước ra sân: bao quát không gian (1 điểm) + Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây... + Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu... - Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh:(1,5 điểm) + Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn. + Không gian mát mẻ, trong lành... + Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào... + Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật. - Lúc bước vào nhà:(0,5điểm) Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng. c) Kết bài: (0,5 điểm) Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương. ( Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của học sinh, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi cảm, diễn đạt tốt...)
File đính kèm:
- de_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_nam_ho.doc