Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 8

A. Lý thuyết cần nhớ.

1. Thế nào là chuyển động cơ?

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là chuyển động cơ (gọi tắt là chuyển động)

2. Khi nào thì vật chuyển động? Khi nào thì vật đứng yên? Cho ví dụ.

Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.

Ví dụ: Tài xế chuyển động so với cây cối bên đường.

Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.

Ví dụ: Tài xế đứng yên so với ô tô.

3. Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Cho ví dụ.

Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Ví dụ: Người tài xế chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ô tô.

4. Thế nào là tốc độ? Nêu công thức tính tốc độ. Giải thích các đại lượng kèm theo đơn vị.

Tốc độ cho biết độ nhanh chậm của chuyển động, đo bằng quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

Xem bảng công thức kèm theo.

5. Thế nào là chuyển động đều? Thế nào là chuyển động không đều? Cho ví dụ.

Chuyển động có tốc độ không thay đổi theo thời gian là chuyển động đều.

Ví dụ: Xe gắn máy khi chạy ổn định.

Chuyển động có tốc độ thay đổi theo thời gian là chuyển động không đều.

Ví dụ: Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.

6. Nêu cách biểu diễn một vecto lực?

Lực là một đại lượng vecto, được biểu diễn bằng một mũi tên.

Gốc là điểm đặt của lực.

Phương, chiều trùng với phương chiều của lực.

Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.

docx 6 trang Bảo Giang 29/03/2023 9900
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 8

Đề ôn tập môn Vật lí Lớp 8
A. Lý thuyết cần nhớ.
1. Thế nào là chuyển động cơ?
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác được gọi là chuyển động cơ (gọi tắt là chuyển động)
2. Khi nào thì vật chuyển động? Khi nào thì vật đứng yên? Cho ví dụ.
Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
Ví dụ: Tài xế chuyển động so với cây cối bên đường.
Khi vị trí của vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc.
Ví dụ: Tài xế đứng yên so với ô tô.
3. Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối? Cho ví dụ.
Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Chuyển động và đứng yên có tính chất tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Ví dụ: Người tài xế chuyển động so với cây bên đường nhưng lại đứng yên so với ô tô.
4. Thế nào là tốc độ? Nêu công thức tính tốc độ. Giải thích các đại lượng kèm theo đơn vị.
Tốc độ cho biết độ nhanh chậm của chuyển động, đo bằng quãng ...ó lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại.
Khi thắng xe đạp, lực ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe là có ích. Cách làm tang: Tăng lực thắng, tăng độ nhám má phanh.
Khi đạp xe, lực ma sát giữa xích và và đĩa là có hại. Cách làm giảm: Tra dầu nhớt vào xích và đĩa.
13. Thế nào là áp lực? Cho ví dụ.
Áp lực là lực nén có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
Ví dụ: Lực nén do người ngồi trên ghế.
14. Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức và nêu tên các đại lượng kèm theo đơn vị? (xem bảng công thức SGK).
15. Chất lỏng có thể gây ra áp suất theo phương nào? Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất có phương như thế nào? 
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương
Tại một nơi trên mặt tiếp xúc với chất lỏng, áp suất có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
16. Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Nêu tên đại lượng và đơn vị kèm theo. (xem bảng SGK)
17. Thế nào là bình thông nhau? Nêu đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau? Ứng dụng của bình thông nhau trong cuộc sống.
Bình thông nhau gồm hai hoặc nhiều nhánh có hình dạng bất kì, có đáy thông với nhau.
Trong bình thông nhau chứa chùng một chất lỏng đứng yên, mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau có độ cao bằng nhau.
Ứng dụng: Ấm nước, ống theo dõi mực chất lỏng, máy nén thủy lực,
18. Nêu ứng dụng của áp suất chất lỏng? Ứng dụng đó hoạt động dựa trên nguyên lý nào? Phát biểu nguyên lý?
Máy nén thủy lực. Máy nén thủy lực hoạt động dựa trên nguyên lý Pascal.
Phát biểu: Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất đến mọi nơi trong chất lỏng.
B.Bài tập HS tìm hiểu để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
1. Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy chó lại khó bắt được cáo?
- Khi cáo bất thình lình thay đổi hướng chạy, con chó sẽ không thể chạy ...một ống hút nhựa hở hai đầu nhúng vào nước rồi dùng ngón trỏ bịt kín một đầu trên rồi nhấc ra khỏi nước. Nước có chảy ra không? Vì sao?
13. Vì sao khi hút sữa trong hộp. Vỏ hộp bị móp theo nhiều phía?
14. Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao?
15. Vì sao container lại có nhiều bánh xe hơn ô tô? Vì sao xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng xích?
16. Bình đựng nước tinh khiết có gắn vòi ở đáy bình, nhưng phía trên còn có một lỗ nhỏ mở thông với không khí ngoài khí quyển. Hãy cho biết vai trò của lỗ nhỏ đó khi lấy nước từ vòi?
17. Một vận động viên vượt đèo: Đoạn leo đèo dài 45km mất 2 giờ 30 phút. Đoạn xuống đèo dài 30km với vận tốc 60km/h. Hãy tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo km/h và m/s.
18. Một người đi xe máy từ A đến B dài 88,5km. Biết rằng trong 1 giờ 45 phút đầu xe chạy với vận tốc 30km/h. Trong quãng đường còn lại xe chạy với vận tốc 10m/s.
a. Nói xe chạy với vận tốc 30km/h, 10m/s có nghĩa là gì?
b. Tính độ dài quãng đường đầu.
c. Tính thời gian đi hết quãng đường còn lại.
d. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.
19. Một ô tô chuyển động đều từ A đến B dài 15km trong 20 min. Đến B, ô tô dừng lại nghỉ 10 phút rồi tiếp tục chuyển động theo chiều cũ từ B đến C với tốc độ 10m/s trong 30 min.
a. Tính độ dài quãng đường BC.
b. So sánh vận tốc trên quãng đường AB và quãng đường BC.
c. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường AC.
20. Một ô tô đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 12km/h, nửa quãng đường sau với vận tốc 6km/h. Tính vận tốc trung bình?
21. Ở cách đặt nào thì áp suất, áp lực của viên gạch là nhỏ nhất, lớn nhất? Vì sao?
22. Một bình tiết diện đều cao 1,5m chứa đầy nước.
a. Tính áp suất của nước gây ra tại điểm A ở thành bình cách đáy 60cm.
b. Người ta đổ đi 1/3 nước trong bình và thay vào bằng dầu. Hãy tính áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy bình. Biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là 10000N/m3 và 8000N/m3.
23. Một máy nén thủy lực dung để nâng giữ một ô tô

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_mon_vat_li_lop_8.docx