Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Sinh học Lớp 10 chuyên năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
Đề số 10 (lgh)
Câu 1: Ở một loài thực vật tính trạng hoa đỏ (A) trội hoàn toàn so với hoa vàng (a). Trong một quần thể cân bằng di truyền có tỷ lệ cây hoa vàng bằng 1%. Tần số của alen A, a trong quần thể lần lượt là:
A. 0,01 và 0,99. B. 0,9 và 0,1. C. 0,1 và 0,9. D. 0,2 và 0,8.
Câu 2: Khi nói về tần số hoán vị gen, đặc điểm nào sau đây không đúng?
A. Tần số hoán vị gen bằng tổng tỷ lệ các giao tử hoán vị.
B. Tần số hoán vị gen được sử dụng để lập bản đồ di truyền.
C. Tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%.
D. Tần số hoán vị gen càng lớn, các gen càng liên kết chặt chẽ với nhau.
Câu 3: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
II. Vùng khởi động (P) là nơi ARN- pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 10 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 4: Trong phép lai giữa hai cá thể (P): AaBBDd × aaBbDd thu được F1 có số kiểu gen là
A. 4. B. 8. C. 12. D. 9.
Câu 5: Ở ruồi giấm, alen A qui định mắt đỏ, trội hoàn toàn so với alen a qui định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XaXa × XAY. B. XAXA × XaY.
C. XAXa × XaY. D. XAXa × XAY.
Câu 6: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêrôn Lac, khi môi trường có Lactôzơ thì Lactôzơ được xem
như là
A. chất cảm ứng liên kết với vùng khởi động (P) ức chế vùng khởi động hoạt động.
B. chất cảm ứng liên kết với gen điều hoà (R) ức chế gen điều hoà hoạt động.
C. chất cảm ứng liên kết với prôtêin ức chế làm biến đổi prôtêin ức chế.
D. chất cảm ứng liên kết với vùng vận hành (O) ức chế vùng vận hành hoạt động.
Câu 7: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám.
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường đất.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 8: Trong một tế bào, xét 3 cặp gen dị hợp (Aa, Bb, Dd) nằm trên 2 cặp NST thường trong đó cặp genBb phân li độc lập với 2 cặp gen còn lại. Kiểu gen của tế bào được viết là :
A. hoặc B. hoặc C. hoặc D. hoặc
Câu 9: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây xảy ra ở NST 21 của người thì gây bệnh ung thư máu?
A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 10: Trong phân tử ADN không có loại đơn phân nào sau đây?
A. Uraxin. B. Ađênin. C. Timin. D. Xitôzin.
Câu 11: Kiểu gen nào sau đây là của cá thể thuộc dòng thuần chủng?
A. AABBDDEe. B. AaBBDDEe. C. AAbbDdEe. D. aabbDDee.
Câu 12: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b qui định. Tính trạng chiều cao cây
do một gen có 2 alen D, d qui định. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ, thân cao: 3 cây hoa hồng, thân cao: 3 cây hoa hồng, thân thấp : 1 cây hoa trắng, thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có bao nhiêu loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa hồng, thân cao?
A. 9. B. 2. C. 4. D. 3.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra Học kì I môn Sinh học Lớp 10 chuyên năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
Đề ôn tập học kỳ 1 Đề số 10 (lgh) Câu 1: Ở một loài thực vật tính trạng hoa đỏ (A) trội hoàn toàn so với hoa vàng (a). Trong một quần thể cân bằng di truyền có tỷ lệ cây hoa vàng bằng 1%. Tần số của alen A, a trong quần thể lần lượt là: A. 0,01 và 0,99. B. 0,9 và 0,1. C. 0,1 và 0,9. D. 0,2 và 0,8. Câu 2: Khi nói về tần số hoán vị gen, đặc điểm nào sau đây không đúng? A. Tần số hoán vị gen bằng tổng tỷ lệ các giao tử hoán vị. B. Tần số hoán vị gen được sử dụng để lập bản đồ di truyền. C. Tần số hoán vị gen không lớn hơn 50%. D. Tần số hoán vị gen càng lớn, các gen càng liên kết chặt chẽ với nhau. Câu 3: Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai? I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. II. Vùng khởi động (P) là nơi ARN- pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã. IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 10 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 10 lần. A. 2. B. ...gen A, a và B, b qui định. Tính trạng chiều cao cây do một gen có 2 alen D, d qui định. Cho cây hoa đỏ, thân cao (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ, thân cao: 3 cây hoa hồng, thân cao: 3 cây hoa hồng, thân thấp : 1 cây hoa trắng, thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có bao nhiêu loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa hồng, thân cao? A. 9. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 13: Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen ở thực vật cần tiến hành các bước như thế nào? (1) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen. (2) Tập hợp các kiểu hình thu được từ những cây có cùng kiểu gen. (3) Trồng các cây có cùng kiểu gen trong những điều kiện môi trường khác nhau. A. (1) → (2) → (3). B. (2) → (1) → (3). C. (3)→ (1) → (2). D. (1) → (3) → (2). Câu 14: Một quần thể thực vật, xét hai gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau: gen A có 3 alen, gen B có 4 alen. Qua ngẫu phối, quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 40. B. 80. C. 60. D. 20. Câu 15: Một loài thực vật có bộ NST 2n=12. Số loại thể ba kép (2n+1+1) khác nhau có thể xuất hiện trong quần thể của loài là: A. 26. B. 14. C. 21. D. 15. Câu 16: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là: A. 4n = 48. B. n = 12. C. 3n = 36. D. 2n = 24. Câu 17: Một gen có 1500 cặp nuclêôtit, số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 300 nuclêôtit loại T và số nuclêôtit loại X chiếm 30% tổng số nuclêôtit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Mạch 1 của gen có A/G= 4. II. Mạch 1 của gen có (T+X)/(A+G) = 1. III. Mạch 2 của gen có A/X = 2. IV. Mạch 2 của gen có (A+X)/(T+G)=1. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 18: Phép lai P: ♀XAXa × ♂XAY, thu được F1. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường; Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, tron.... C. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể. D. tất cả các gen trong nhân tế bào của cá thể trong quần thể. Câu 24 : Khảo sát hệ nhóm máu A,B,O của một quần thể người có 14500 dân. Trong đó có 3480 người nhóm máu A, 145 người nhóm máu O. Quần thể đang cân bằng di truyền về tính trạng này.Tần số tương đối của các alen IA, IB,IO trong quần thể là: A. IA = 0,5; IB = 0,4 ; IO= 0,1. B. IA = 0,6; IB = 0,3 ; IO= 0,1. C. IA = 0,4; IB = 0,5; IO= 0,1. D. IA = 0,3; IB = 0,6 ; IO= 0,1. Câu 25 : Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa. Tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,6. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,3 . Câu 26 : Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến gen làm thay đổi số lượng của gen trên nhiễm sắc thể. B. Đột biến điểm là dạng đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit. C. Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp. D. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Câu 27 : Một quần thể tự thụ phấn, ở thế hệ P có: 80%Aa. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử ở F3 là A. 0,8. B. 0,1. C. 0,2. D. 0,4. Câu 28 : Để các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử thì cần có điều kiện gì? A. Bố và mẹ phải thuần chủng. B. Số lượng cá thế lai phải lớn. C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn. D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường. Câu 29 : F1 có kiểu gen các gen tác động riêng rẽ, trội hoàn toàn, xảy ra trao đổi chéo ở hai giới. Cho F1 × F1. Số kiểu gen ở F2 là: A. 20. B. 256. C. 100. D. 81. Câu 30 : Đặc điểm nào sau đây không đúng với xu hướng di truyền của quần thể tự thụ phấn? A. Quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần khác nhau. B. Tần số tương đối của các alen không thay đổi. C. Thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử. D. Cấu trúc di truyền của quần thể duy trì ổn định qua các thế hệ. Câu 31 : Khi n
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_10_chuyen.doc