Đề cương ôn tập Học kì I môn Tin học Lớp 12 Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức là gì?

A. Tạo lập hồ sơ   B. Cập nhật hồ sơ   C. Khai thác hồ sơ      D. Tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ

Câu 2: Cần tiến hành cập nhật hồ sơ học sinh của nhà trường trong các trường hợp nào sau đây?

A. Một học sinh mới chuyển từ trường khác đến; thông tin về ngày sinh của một học sinh bị sai.

B. Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự tăng dần của tên

C. Tìm học sinh có điểm môn toán cao nhất khối.

D. Tính tỉ lệ học sinh trên trung bình môn Tin của từng lớp.

Câu 3: Dữ liệu trong một CSDL được lưu trong:

A. Bộ nhớ RAM             B. Bộ nhớ ROM              C. Bộ nhớ ngoài              D. Các thiết bị vật lí

Câu 4: Việc xác định cấu trúc hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào?

A. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin

B. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ

C. Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy tính               

D. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính

Câu 5: Xét công tác quản lí hồ sơ. Trong số các công việc sau, những việc nào không thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?

A. Xóa một hồ sơ                                           B. Thống kê và lập báo cáo    

C. Thêm hai hồ sơ                                           D. Sửa tên trong một hồ sơ.

Câu 6: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là :

A. Tập hợp các dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh,... của một chủ thể nào đó.

B. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.

C. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

Câu 7: Hệ quản trị CSDL là:

A. Phần mềm dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL

B. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL

C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL

D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL

doc 6 trang Lệ Chi 21/12/2023 720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì I môn Tin học Lớp 12 Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì I môn Tin học Lớp 12 Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Đề cương ôn tập Học kì I môn Tin học Lớp 12 Năm 2021 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC
Tổ: Lý - Tin
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI – NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN TIN HỌC LỚP 12
Chương I. Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Bài 1. Khái niệm cơ sở dữ liệu
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Bài toán quản lí: 
Giải quyết các bài toán quản lí thường phải thực hiện các công việc sau:
- Tạo bảng gồm những thông tin về các đối tượng cần quản lí;
- Cập nhật thông tin: sửa chữa, thêm, bớt, ;
- Khai thác thông tin: tìm kiếm, sắp xếp, thống kê, tổng hợp, 
2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của tổ chức:
a) Tạo lập hồ sơ: Xác định chủ thể cần quản lí. Xác định cấu trúc hồ sơ. Thu thập, tập hợp thông tin cần quản lí và lưu trữ chúng theo cấu trúc đã xác định.
b) Cập nhật hồ sơ: Sửa chữa hồ sơ. Bổ sung thêm hồ sơ. Xóa hồ sơ của đối tượng mà tổ chức không còn quản lí. 
c) Khai thác hồ sơ: Sắp xếp hồ sơ. Tìm kiếm các thông tin thỏa mãn một số điều kiện nào đó. Tính toán thống kê để đưa ra các thông tin đặc trưng. Lập báo cáo để tạo lập một ...hợp các dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh,... của một chủ thể nào đó.
B. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.
C. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
Câu 7: Hệ quản trị CSDL là:
A. Phần mềm dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL
B. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL
C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL
D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL
Bài 2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Các chức năng của Hệ QTCSDL:
a) Cung cấp môi trường tạo lập CSDL: để người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu.
Mỗi Hệ QTCSDL cung cấp một hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL gọi là ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu: ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật và khai thác thông tin gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu. Gồm cập nhật (nhập, sửa, xóa dữ liệu) và khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo,).
c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL: Hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện nhiệm vụ sau: Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép. Duy trì nhất quán của dữ liệu. Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời. Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm. Quản lí các mô tả dữ liệu.
2. Vai trò của con người khi làm việc với Hệ QTCSDL:
a) Người quản trị CSDL: chịu trách nhiệm quản lí các tài nguyên như CSDL, hệ QTCSDL và các phần mềm liên quan. Có vai trò quản lí tài nguyên; cài đặt CSDL vật lí, cấp phát quyền truy cập, cấp phần mềm và phần cứng theo yêu cầu; duy trì hoạt động hệ thống.
b) Người lập trình ứng dụng: là người có nh...  B. Khảo sát → Kiểm thử → Thiết kế
C. Thiết kế → Kiểm thử → Khảo sát                         D. Thiết kế → Khảo sát → Kiểm thử
Chương II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
Bài 3. Giới thiệu Microsoft Access
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Phần mềm Microsoft Access là hệ quản trị cơ sở dữ liệu nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office dành cho máy tính.
2. Khả năng của Access: cung cấp các công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu.
3. Các loại đối tượng chính của Access:
- Bảng (table) dùng để lưu trữ dữ liệu. Mỗi bảng chứa thông tin về một chủ thể xác định và bao gồm nhiều hàng, mỗi hàng chứa các thông tin về một cá thể xác định của chủ thể đó.
- Mẩu hỏi (query) dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng.
- Biểu mẩu (form) giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin.
- Báo cáo (report) được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra.
4. Một số thao tác cơ bản:
- Khởi động Access
- Tạo cơ sở dữ liệu mới: chọn File → New, chọn Blank Database, nhập tên, chọn Create
- Mở CSDL đã có: chọn File → Open (file Access có phần mở rộng là .mdb)
- Kết thúc phiên làm việc với Access: chọn File → Exit
- Làm việc với các đối tượng: 
* Bao gồm 2 chế độ làm việc là thiết kế (Design View) và trang dữ liệu (Datasheet View). Chọn menu View → Design View hoặc menu View → Datasheet View.
* Mỗi đối tượng có thể tạo bằng nhiều cách khác nhau: Dùng các mẫu dựng sẵn (wizard-thuật sĩ); Người dùng tự thiết kế; Kết hợp cả hai cách trên.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Access có những khả năng nào?
A. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ dữ liệu           
B. Cung cấp công cụ tạo lập, cập nhật và khai thác dữ liệu
C. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ và khai thác dữ liệu
D. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu
Câu 2: Các đối tượng cơ bản trong Access là:
A. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Mẫu hỏi                        B. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Báo cáo
C

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_tin_hoc_lop_12_nam_2021_truong.doc