Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 9 - Bài 30, 31, 32

Câu 98:

Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là (Chương 3/bài 31/mức 1)

A. O, F, N, P.

B. F, O, N, P. 

C. O, N, P, F.

D. P, N, O, F.

Câu 99:

Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau (Chương 3/bài 31/mức 1)

A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.

B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.

C. tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần.

D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.

Câu 100: 

Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ? (Chương 3/bài 31/mức 1)

A. K, Ba, Mg, Fe, Cu.

B. Ba, K, Fe, Cu, Mg.

C. Cu, Fe, Mg, Ba, K. 

D. Fe, Cu, Ba, Mg, K.

Câu 101:

Các nguyên tố sau O, K, Al, F, Mg, P. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần (Chương 3/bài 31/mức 1)

A. Mg, Al, K, F, P, O.

B. Al, K, Mg, O, F, P.

C. K, Mg, Al, F, O, P. 

D. K, Mg, Al, P, O, F.

Câu 102:

Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là (Chương 3/bài 31/mức 1)

A. chu kỳ 3, nhóm II.

B. chu kỳ 3, nhóm III. 

C. chu kỳ 2, nhóm II. 

D. chu kỳ 2, nhóm III.

docx 5 trang Bảo Giang 29/03/2023 12200
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 9 - Bài 30, 31, 32", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 9 - Bài 30, 31, 32

Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 9 - Bài 30, 31, 32
Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN 
 CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Câu 98:
Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là (Chương 3/bài 31/mức 1)
A. O, F, N, P.
B. F, O, N, P. 
C. O, N, P, F.
D. P, N, O, F.
Câu 99:
Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau (Chương 3/bài 31/mức 1)
A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.
C. tính kim loại giảm đồng thời tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
Câu 100: 
Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ? (Chương 3/bài 31/mức 1)
A. K, Ba, Mg, Fe, Cu.
B. Ba, K, Fe, Cu, Mg.
C. Cu, Fe, Mg, Ba, K. 
D. Fe, Cu, Ba, Mg, K.
Câu 101:
Các nguyên tố sau O, K, Al, F, Mg, P. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần (Chương 3/bài 31/mức 1)
A. Mg, Al, K, F, P, O.
B. Al, K, Mg, O, F, P.
C. K, Mg, Al, ... nhóm III.
B. Chu kỳ 3, nhóm V. 
C. Chu kỳ 3, nhóm VI. 
D. Chu kỳ 2, nhóm II.
Câu 108:
Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ? (Chương 3/bài 31/mức 3)
A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 9+, nguyên tử có 9 electron.
B. Nguyên tử X ở gần cuối chu kỳ 2, đầu nhóm VII.
C. X là 1 phi kim hoạt động mạnh.
D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.
Câu 109:
Một oxit có tỉ khối hơi so với oxi là 2. Trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. Công thức của oxit đó là (Chương 3/bài 31/mức 2)
A. CO.
B. CO2.
C. SO2.
D. NO2.
Bài 30: SILIC – CÔNG NGHIỆP SILICAT
Câu 110:
Công nghiệp silicat là công nghiệp sản xuất (Chương 3/bài 30/mức 1)
A. đá vôi, đất sét, thủy tinh.
B. đồ gốm, thủy tinh, xi măng.
C. hiđrocacbon, thạch anh, thủy tinh.
D. thạch anh, đất sét, đồ gốm.
Câu 111:
Thành phần chính của xi măng là (Chương 3/bài 30/mức 1)
A. canxi silicat và natri silicat.
B. nhôm silicat và kali silicat.
C. nhôm silicat và canxi silicat.
D. canxi silicat và canxi aluminat.
Câu 112:
Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau ? (Chương 3/bài 30/mức 1)
A. SiO2 và SO2.
B. SiO2 và H2O.
C. SiO2 và NaOH.
D. SiO2 và H2SO4.
Câu 113:
Các chất nào trong dãy tác dụng được với SiO2? (Chương 3/bài 30/mức 2)
A. CO2, H2O, H2SO4, NaOH.
B. CO2, H2SO4, CaO, NaOH.
C. H2SO4, NaOH, CaO, H2O.
D. NaOH, Na2CO3, K2O, CaO.
Câu 114:
Một loại thủy tinh chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO; 70,59% SiO2 (theo khối lượng). Công thức của thủy tinh được biểu diễn dưới dạng các oxit là (Chương 3/bài 30/mức 3)
A. K2O.CaO.6SiO2.
B. K2O.2CaO.6SiO2.
C. 2K2O.2CaO.6SiO2.
D. K2O.6CaO.2SiO2.
Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3
Câu 115:
Chỉ ra cặp chất tác dụng được với dung dịch NaOH. (Chương 3/bài 32/mức 1)
A. CO, SO2
B. SO2, SO3
C. FeO, Fe2O3
D. NO, NO2
Câu 116:
Chất khí nào sau đây có thể gây chết người vì ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu ? (Chương 3/bài 32/mức 1)
A. CO
B. CO2
C. SO2
D. NO
Câu 117:
Phản ứng giữa Cl2 và dung dịch NaOH dùng để...ho sơ đồ sau: A®B®C®D (Axit)
Các chất A, B, C, D có thể lần lượt là (Chương 3/bài 32/mức 3)
A. C, CO2, CO, H2CO3.
B. S, SO2, SO3, H2SO3.
C. S, SO2, SO3, H2SO4.
D. N2, N2O, NO, HNO2.
Câu 129:
Nung 150 kg CaCO3 thu được 67,2 kg CaO. Hiệu suất phản ứng là (Chương 3/bài 32/mức 3)
A. 60%.
B. 40%.
C. 80%.
D. 50%.
Câu 130:
Để khử hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp CuO và PbO thì cần vừa đủ 0,84 gam khí CO. Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu là (Chương 3/bài 32/mức 3)
A. 1,6 gam CuO và 2 gam PbO.
B. 1,6 gam CuO và 2,23 gam PbO.
C. 2 gam CuO và 3 gam PbO.
D. 3 gam CuO và 2 gam PbO.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_hoa_hoc_lop_9_bai_30_31_32.docx