Bài tập môn Hóa học Lớp 9 - Chương III: Phi kim-sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Có đáp án)

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1:  Tính chất vật lý của phi kim:

a) Dẫn điện tốt                                b) Dẫn nhiệt tốt

        c) Dẫn nhiệt, dẫn điện kém            d) Chỉ tồn tại ở trạng thái khí 

Câu 2: Tính  chất hóa học của phi kim:

         a) Tác dụng với nước, oxi              b) Tác dụng với hidro, kim loại, oxi                                                                                                     

         c) Tác dụng với kim loại, bazơ      d) Tác dụng với bazơ, oxit bazơ

Câu 3: Chọn câu đúng

 a) Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.

 b) Tất cả phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.

 c) Kim loại dẫn điện, phi kim không dẫn điện (trừ than chì và silic)

          d) Tất cả đều đúng

Câu 4: Tính chất của khí clo:

          a) Tác dụng với kim loại                  

          b) Có tính tẩy màu trong không khí ẩm                                                                                                         

          c) Tác dụng với nước, dung dịch kiềm

          d) Tất cả đều đúng

Câu 5:  Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm thường có lẫn tạp chất 

              là hơi nước và axit clohidric. Có thể thu được clo tinh khiết bằng cách dẫn hỗn hợp qua:

          a) Nước, dung dịch xút                  b) Dung dịch xút, H2SO4 đậm đặc

          c) Nước vôi, dung dịch axit          d) Bazơ, oxit bazơ

Câu 6: Khi kim loại có nhiều hóa trị tác dụng với khí clo sẽ tạo ra muối 

             clorua của kim loại có hóa trị:

           a) Thấp nhất                                      b) Tùy trường hợp

           c) Cao nhất                                        d) Tất cả đều sai

Câu 7: Để loại khí clo có lẫn trong không khí, có thể dùng chất sau:

a) Nước                                              b) Dung dịch H2SO4

c) Dung dịch NaOH                         d) Dung dịch NaCl

Câu 8: Nước clo là:

a) Hỗn hợp gồm các chất: Cl2 và HCl, HClO 

b) Hợp chất của: Cl2 và nước, HCl, HClO

c) Hỗn hợp gồm các chất: Cl2 nước, HCl, HClO

d) Hỗn hợp gồm các chất: nước, HCl, HClO

Câu 9: Dạng thù hình của nguyên tố là:

a) Các hợp chất khác nhau của một nguyên tố hóa học.

b) Các đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố hóa học.

c) Các nguyên tố có hình dạng khác nhau.

d) Các đơn chất có hình dạng khác nhau.

Câu 10: CO có tính chất:

a) Oxit axit, chất khí độc, có tính khử mạnh.

b) Chất khí không màu, rất độc, oxit bazơ.

c) Chất khí không màu, rất độc, oxit trung tính, có tính khử mạnh.

d) Chất khí, không màu, không mùi, có tính oxi hóa mạnh.

doc 27 trang Bảo Giang 30/03/2023 14500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập môn Hóa học Lớp 9 - Chương III: Phi kim-sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập môn Hóa học Lớp 9 - Chương III: Phi kim-sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Có đáp án)

Bài tập môn Hóa học Lớp 9 - Chương III: Phi kim-sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Có đáp án)
CHƯƠNG III
PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
I. Tính chất của phi kim
Đơn chất là chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
Đơn chất có 2 loại là: kim loại và phi kim. 
1. Tính chất vật lý của phi kim 
Ở dạng tự do và điều kiện thường phi kim tồn tại cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
Ví dụ: trạng thái rắn: cacbon; trạng thái lỏng: brom; trạng thái khí: oxi.
Phi kim thường không có ánh kim, không dẫn nhiệt, không dẫn điện ( nếu có thì rất kém )
2. Tính chất hóa học của kim loại
2.1. Tác dụng với kim loại 
Tác dụng với kim loại tạo thành muối.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (sắt (III) clorua)
Fe + SFeS
Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit.
3Fe + 2O2Fe3O4
2.2. Phi kim tác dụng với hidro
	2H2 + O2 2H2O
H2 + Cl2 2HCl
H2 + S H2S
2.3. Phi kim loại tác dụng với oxi
 Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo ra oxit.
	C + O2 CO2
	S + O2 SO2
 Chú ý: 
Trong các phi kim flo hoạt động mạnh nhất, sau đó là oxi và clo.
S, P, C, Si.. là những phi...y, dẫn điện kém.
Tính chất hóa học: silic hoạt động yếu
 + Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.
 Si + O2 SiO2 
Ứng dụng: trong công nghiệp gốm, sứ, xi măng, thủy tinh...
IV Các oxit của cacbon
1. Cacbon oxit 
Kí hiệu hóa học: CO
Phân tử khối: 28
Tên gọi: cacbon oxit
a) Tính chất vật lý 
Cacbon oxit là chất khí không màu, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất bền với nhiệt. CO là khí độc (vì CO kết hợp với chất hemoglobin trong máu thành hợp chất bền, làm cho hemoglobin mất tác dụng vận chuyển khí oxi đi khắp cơ thể người và động vật)
b) Tính chất hóa học: CO là oxit trung tính, CO là chất khử
CO không tác dụng với axit, kiềm ở nhiệt độ thường.
CO không tạo muối. 
CO khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại tự do.
 CO + FeO CO2 + Fe
CO cháy trong oxi:
 2CO + O2 2CO2 
c) Ứng dụng
Làm nhiên liệu, chất khử..
Nguyên liệu trong công nghệ hóa.
2. Cacbon đioxit CO2 
Kí hiệu hóa học: CO2
Phân tử khối:44
Tên gọi: cacbon đioxit hay anhidric cacbonic
Tên thông thường: khí cacbonic
a) Tính chất vật lý 
 Cacbon đioxit là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không 
 khí. CO2 không duy trì sự sống và sự cháy.
b) Tính chất hóa học: CO2 là oxit axit, có đầy đủ tính chất hóa học của 
 một oxit axit.
- Tác dụng với nước: CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit H2CO3
 CO2 + H2O H2CO3
Tác dụng với bazơ: CO2 tác dụng với bazơ tạo muối và nước.
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Tác dụng với oxit bazơ: CO2 tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.
CO2 + CaO CaCO3 
c) Điều chế trong phòng thí nghiệm:
 	CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2­
d) Ứng dụng
Chữa cháy
Bảo quản thực phẩm, ...
Pha chế nước uống có ga, sản xuất soda..
V. Axit cacbonic và muối cacbonat
1. Axit cacbonic H2CO3, M = 62
Axit cacbonic là một axit yếu.
Dung dịch H2CO3 làm qùi tím chuyển thành màu đỏ nhạt.
H2CO3 không bền bị phân hủy thành CO2 và nước.
H2CO3 CO2­ + H2O 
2. Muối cacbonat: có 2 loại muối: muối cacbonat axit và muối cacbonat 
 trung hòa.
Muối ca...23
b) Chu kì
Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp thành hàng theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử của các nguyên tố nằm trong chu kì.
 Ví dụ: chu kì II, tất cả các nguyên tử đều có 2 lớp electron.
Trong bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì (mỗi chu kì là một hàng).
Trừ chu kì I, các chu kì còn lại đều bắt đầu là kim loại kiềm và kết thúc là khí hiếm.
Ví dụ: chu kì 3: bắt đầu là kim loại kiềm Na và kết thúc là khí trơ: Ar (agon)
c) Nhóm
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm.
Ví dụ: nguyên tử của các nguyên tố nhóm II, có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng.
3. Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
a) Trong một chu kì
Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:
Số electron ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 (trừ chu kì 1)
Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần. Có nghĩa đầu chu kì là kim loại mạnh (kim loại kiềm), cuối chu kì là phi kim mạnh (halogen: flo, clo..), kết thúc chu kì là khí hiếm.
Ví dụ: chu kì 3: đầu chu kì là kim loại kiềm Na (kim loại mạnh) cuối chu kì là phi kim mạnh clo, kết thúc chu kì là khí hiếm agon (Ar)
b) Trong một nhóm
Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân, ta có: số lớp electron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Biết vị trí của nguyên tử suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
Ví dụ:nguyên tố A có số thứ tự là 11 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Từ vị trí này ta biết:
+ Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, đó là Na.
+ Điện tích hạt nhân của nguyê tử bằng +11, số electro

File đính kèm:

  • docbai_tap_mon_hoa_hoc_lop_9_chuong_iii_phi_kim_so_luoc_ve_bang.doc