SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Bài 11 "Tây Âu thời Hậu Kỳ Trung Đại (Tiết 1) Lịch sử 11 (ban cơ bản)

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

          Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực của người học. Ở Việt Nam,trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đã được ban hànhđòi hỏi người giáo viên nói chung và giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng cần phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

Phương pháp đóng vai(PPĐV) trong dạy học Lịch sử là một phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của người học. Phương pháp này đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía học sinh. Ở nước ta, trong những năm gần đây, PPĐVbước đầu được các nhà nghiên cứu giáo dục và giáo viên quan tâm; đồng thời đã được vận dụng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên, phương pháp dạy học này vẫn chưa được sử dụng một các phổ biến trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. Với những ưu điểm và tính mới mẻ của PPDH này, tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới PPDH, đưa phương pháp này vào vận dụng dạy học bộ môn Lịch sử nhằm làm phong phú thêm phương pháp dạy học cho giáo viên; góp phần tích cực vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT hiện nay. Vì vậy, tôi chọn lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) – Lịch sử lớp 10 (Ban cơ bản)”

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở khẳng định vai trò và ý nghĩa của PPĐV trong dạy học Lịch sử, đề tài đi sâu vào việc vận dụng PPĐV trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1)nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường THPT.

doc 53 trang Lệ Chi 22/12/2023 4940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Bài 11 "Tây Âu thời Hậu Kỳ Trung Đại (Tiết 1) Lịch sử 11 (ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Bài 11 "Tây Âu thời Hậu Kỳ Trung Đại (Tiết 1) Lịch sử 11 (ban cơ bản)

SKKN Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Bài 11 "Tây Âu thời Hậu Kỳ Trung Đại (Tiết 1) Lịch sử 11 (ban cơ bản)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5
 ----------– & —----------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC BÀI 11 TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI 
(TIẾT 1) – LỊCH SỬ 11 (BAN CƠ BẢN)
Lĩnh vực: Lịch sử
Người thực hiện
:
Nguyễn Thị Vân Hà
Tổ
:
Xã hội
 Điện thoại 
:
0916171974
 Năm học : 2019 - 2020
MỤC LỤC 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
Cụm từ viết tắt
Các chữ đầy đủ của cụm từ viết tắt
1
PPĐV
Phương pháp đóng vai
2
THPT
Trung học phổ thông
3
TN
Thực nghiệm
4
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
5
SGK
Sách giáo khoa
6
ĐC
Đối chứng
7
BGH
Ban giám hiệu
8
TB
Trung bình
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực của người học. Ở Việt Nam,trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mớ... chuẩn kiến thức kỹ năng của bài 11 Tây Âu hậu kỳ trung đại (tiết 1) từ đó đề xuất những nội dung có thể vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) nhằm phát huy năng lực tự học, tính tích cực, chủ động sáng tạo, tự khám phá, tìm tòi kiến thức, phát triển tư duy Lịch sử và các kỹ năng Lịch sử cho học sinh
Thực nghiệm sư phạm có sử dụng PPĐVtrong dạy học bài 11 Tây Âu hậu kỳ trung đại (tiết 1) để từ đó kiểm chứng tính đúng đắn của đề tài và có thể áp dụng đại trà trong việc dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến PPĐV trong dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT nói riêng để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Tiến hành điều tra việc thực hiện PPĐV trong dạy học Lịch sử tại trường tôi và một số trường bạn đóng trên địa bản.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Tham khảo, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp.
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần tích cực trong việc tạo động cơ và sự hứng thú học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh, đổi mới và đa dạng hóa phương pháp dạy học Lịch sử của giáo viên tại trường THPT.
- Khẳng định được vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1).
- Đánh giá được thực trạng của việc vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
- Xác định được những nội dung trong bài 11 Tây Âu thời hậu kỳ trung đại (tiết 1) có thể vận dụng phương pháp đóng vai.
- Đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả của việc vận dụng phương pháp đóng vai.
- Làm phong phú thêm lý luận phương pháp dạy học Lịch sử.
- Có thể là nguồntài liệu tham khảo cho giáo viên lịch sử ở trường THPT và bản thân tác giả vận dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn.
PHẦN II - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về phương pháp đóng vai trong dạy...ểu. Do vậy, việc diễn xuất như thế nào là một yếu tố khá quan trọng. Mỗi vai diễn sẽ có một đặc thù, tính cách, riêng, khó khăn nhất của học sinh là phải thể hiện được cái thần của nhân vật. 
-Ngoài ra, để khắc họa hình tượng nhân vật, học sinh có thể bổ sung thêm một số nhân vật phụ hay người dẫn chuyện. Giáo viên cần có sự phân công cụ thể cho từng học sinh để các em có sự định hướng cho vai diễn của mình.
- Việc xây dựng kịch bản và tập diễn do học sinh tiến hành trước khi đến lớp, tức là có sự chuẩn bị trước, do đó, giáo viên sẽ đóng vai trò là người chỉ dẫn, sửa kịch bản, tổng duyệt trước khi học sinh “diễn” trước tập thể lớp.
- Kịch bản phải ngắn gọn, cô đọng để đảm bảo thời gian diễn xuất ngắn, không ảnh hưởng đến tổng thể tiến trình bày học.
1.2.2. Đóng vai giải quyết tình huống
Đây là phương án đóng vai mà học sinh được đặt trong tình huống nhất định. Dựa trên những thông tin, dữ liệu cho sẵn, các em hóa thân vào một nhân vật trong cuộc sống hiện tại nói về quá khứ để tìm hiểu, giới thiệu về quá khứ lịch sử. Học sinh tự mình tưởng tượng, sáng tạo để làm cho nhân vật của mình thật sự sinh động. Qua đó, các em được bộc lộ khả năng nhận thức, giao tiếp, giải quyết vấn đề, được rèn luyện khả năng thực hành.
Phương án này có một số đặc điểm sau:
- Giáo viên sẽ xây dựng tình huống còn học sinh đảm nhận nhiệm vụ giải quyết tình huống.
- Học sinh không có sự chuẩn bị trước ở nhà như đóng vai nhân vật mà được thông báo tình huống và giải quyết tình huống ngay tại lớp.
- Học sinh thường làm việc theo tổ, nhóm để giải quyết tình huống.
Ví dụ, khi dạy bài 17 “Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945)” (Lịch sử 11 – Ban cơ bản), giáo viên có thể cho học sinh đóng tình huống sau: “Em hãy tưởng tượng mình là người lính của Hồng quân Liên Xô, kể lại chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong trận Béc lin (tháng 4. 1945) ?”
Hay giáo viên cũng có thể cho học sinh đóng vai tình huống: “Em hãy hóa thân vào nhân vật người lính phát xít Đức kể lạitrận đánh tại Béc lin (th

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day_hoc_bai_11_tay.doc