SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 7 biết cách vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải các dạng toán tìm các số x, y z
Toán học là một trong những môn khoa học cơ bản mang tính trừu tượng, nhưng mô hình ứng dụng của nó rất rộng rãi và gần gũi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khoa học lí thuyết và khoa học ứng dụng. Toán học là một môn học giữ một vai trò quan trọng trong suốt bậc học phổ thông. Tuy nhiên, nó là một môn học khó, khô khan và đòi hỏi ở mỗi học sinh phải có một sự nỗ lực rất lớn để chiếm lĩnh những tri thức cho mình. Chính vì vậy, đối với mỗi giáo viên dạy toán việc tìm hiểu cấu trúc của chương trình, nội dung của sách giáo khoa, nắm vững phương pháp dạy học. Để từ đó tìm ra những biện pháp dạy học có hiệu quả trong việc truyền thụ các kiến thức Toán học cho học sinh là công việc cần phải làm thường xuyên.
Dạy học sinh học Toán nói chung, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau nói riêng không chỉ là cung cấp những kiến thức cơ bản, dạy học sinh giải bài tập sách giáo khoa, sách tham khảo mà điều quan trọng là hình thành cho học sinh phương pháp chung để giải các dạng toán, từ đó giúp các em tích cực hoạt động, độc lập sáng tạo để dần hoàn thiện kĩ năng, kĩ xảo, hoàn thiện nhân cách của mình.
Giải toán là một trong những vấn đề trung tâm của phương pháp giảng dạy, bởi lẽ việc giải toán là một việc mà người học lẫn người dạy thường xuyên phải làm, đặc biệt là đối với những học sinh bậc THCS thì việc giải toán là hình thức chủ yếu của việc học toán.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 7 biết cách vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải các dạng toán tìm các số x, y z
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do chọn đề tài: Toán học là một trong những môn khoa học cơ bản mang tính trừu tượng, nhưng mô hình ứng dụng của nó rất rộng rãi và gần gũi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khoa học lí thuyết và khoa học ứng dụng. Toán học là một môn học giữ một vai trò quan trọng trong suốt bậc học phổ thông. Tuy nhiên, nó là một môn học khó, khô khan và đòi hỏi ở mỗi học sinh phải có một sự nỗ lực rất lớn để chiếm lĩnh những tri thức cho mình. Chính vì vậy, đối với mỗi giáo viên dạy toán việc tìm hiểu cấu trúc của chương trình, nội dung của sách giáo khoa, nắm vững phương pháp dạy học. Để từ đó tìm ra những biện pháp dạy học có hiệu quả trong việc truyền thụ các kiến thức Toán học cho học sinh là công việc cần phải làm thường xuyên. Dạy học sinh học Toán nói chung, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau nói riêng không chỉ là cung cấp những kiến thức cơ bản, dạy học sinh giải bài tập sách giáo khoa, ...a thấy tính chất của dãy tỉ số bằng nhau là một phương tiện quan trọng giúp ta giải toán những loại toán trên. Trong phân môn Hình học, để học sinh giải được một số bài trong phần định lý Talet, tam giác đồng dạng ( Hình học lớp 8) thì không thể thiếu kiến thức về dãy tỉ số bằng nhau. Mặt khác, khi học tính chất của dãy tỉ số bằng nhau còn rèn tư duy cho học sinh rất tốt giúp các em có khả năng khai thác bài toán, lập ra bài toán mới. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy học sinh còn nhiều vướng mắc khi giải bài các dạng toán vè tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. Đa số học sinh khi giải còn thiếu logic, chặt chẽ, thiếu trường hợp. Lý do cơ bản là các em vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân số chưa chắc. Các em chưa phân biệt được các dạng toán và áp dụng tương tự vào bài toán khác. Mặt khác nội dung kiến thức ở lớp 7 những dạng này để áp dụng còn hạn chế nên không thể đưa ra đầy đủ các phương pháp giải một cách có hệ thống và phong phú được. Mặc dù chương trình sách giáo khoa sắp xếp rất hệ thống và logic, có lợi thế về dạy học đặt vấn đề trong dạng toán này. Chính vì vậy, để khắc phục cho học sinh những sai lầm khi giải bài toán về dãy tỉ số bằng nhau. Bản thân đã nhiều năm suy nghĩ, tìm tòi và áp dụng vào trong giảng dạy thấy có hiệu quả cao. Do đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề “Hướng dẫn học sinh lớp 7 biết cách vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải các dạng toán tìm các số x, y z” với mục đích giúp cho học sinh tự tin hơn trong làm toán. 2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu: a. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện mục tiêu giáo dục: “Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực – Bồi dưỡng nhân tài” góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH đất nước phù hợp với nội dung của Hội nghị lần thứ 6 ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX “Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn” Sau khi nhận thấy những tồn tại về phương pháp học, cách tiếp thu bài của học sinh lớp 7A và 7E, tôi đã đi sâu n... tạo của học sinh mới được bộc lộ và phát huy hết. Các em có được thói quen nhìn nhận một sự kiện dưới những góc độ khác nhau, biết đặt ra nhiều giả thiết khi lý giải một vấn đề, biết đề xuất những giải pháp khác nhau khi xử lý một tình huống. Phương pháp thống kê, khảo sát thực tế. Phương pháp giao tiếp: Tìm hiểu ở học sinh về việc nắm bắt kiến thức ở các em theo từng lớp. Phương pháp so sánh đối chiếu, soạn giáo án dạy thực nghiệm vài tiết để so sánh chất lượng đạt hiệu quả như thế nào? Phần thứ hai: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Ở nước ta việc dạy học Toán nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước vì như Thân Nhân Trung đã nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên nguyên khí suy thế nước xuống ”. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, ngày 15 tháng 10 năm 2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Nghị quyết TW VIII "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên Thế giới, vấn đề dạy học và chất lượng dạy học nói chung, dạy học Toán nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Như vậy với kết luận “Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn” (Trích kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 9) thì giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH–HĐH đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân trong đó nhà giáo và cán bộ giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng. Hiện nay cùng với các nhà trường thuộc các cấp học bên cạnh việ
File đính kèm:
- skkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_7_biet_cach_van_dung_tinh_chat_c.doc