Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5

1. Thực trạng của vấn đề:

Bàn về thực trạng học tập của học sinh đối với bộ môn Tin học, bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Điều này có có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế. Phòng máy vi tính chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành của các em, dẫn đến tình trạng 3 - 4 học sinh thực hành trên 1 máy tính. Chưa kể đến một số máy thường xuyên gặp sự cố hư hỏng. Do đó một số học sinh không có máy để thực hành gây tâm lí bất bình chán nản cho học sinh. Các em lười học thực hành. 

Nhìn chung các em học sinh lớp 5 chưa có cái nhìn toàn diện về môn Tin học và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Từ đó chưa có thái độ nghiêm túc, đúng đắn và đầu tư đúng mức.

Theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 Ban hành chương trình Giáo dục phổ thông môn Tin học là môn học tự chọn do đó một bộ phận phụ huynh, học sinh coi bộ môn Tin học là “môn phụ”, dễ học, không cần phải tư duy, động não, dẫn đến tâm lí chủ quan. Các em ít chú ‎ý nghe giảng, lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ hoặc nhầm lẫn giữa nội dung này và nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận.

Từ đó các em nảy sinh một số biểu hiện tiêu cực như:

Thường xuyên không thuộc bài hay học đối phó, thuộc bài nhưng không hiểu. Thích chơi hơn là học, các em hiện nay say mê với các loại game online. Do đó việc giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho các em là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Do không xuất phát từ lòng thích thú, đam mê vi tính nên vẫn còn rất nhiều e em ngại thực hành. Không thích sử dụng máy tính để luyện tập. Trên hết, các em tỏ ra thụ động, ít phát biểu, tiếp thu bài chậm, kết quả học tập không cao. Nhận thức của một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh, ban ngành đoàn thể địa phương chưa đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Coi đó là nhiệm vụ của riêng  nhà trường. Nhận thức này là không phù hợp trong bối cảnh của giáo dục cả nước trong thời kỳ đất nước ta đang hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

doc 19 trang Bảo Giang 31/03/2023 7870
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh Lớp 5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1. Thực trạng của vấn đề:
Bàn về thực trạng học tập của học sinh đối với bộ môn Tin học, bên cạnh những học sinh vui thích, đam mê với việc học tập thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em không thích học, chán học, nguyên nhân là do mất hứng thú học tập. Tình trạng chán học, không thích học do mất hứng thú học này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Điều này có có ảnh hưởng lớn tới tương lai của các em.
Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế. Phòng máy vi tính chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành của các em, dẫn đến tình trạng 3 - 4 học sinh thực hành trên 1 máy tính. Chưa kể đến một số máy thường xuyên gặp sự cố hư hỏng. Do đó một số học sinh không có máy để thực hành gây tâm lí bất bình chán nản cho học sinh. Các em lười học thực hành. 
Nhìn chung các em học sinh lớp 5 chưa có cái nhìn toàn diện về môn Tin học và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Từ đó chưa có thái độ nghiêm t...n xã hội. Tình trạng bạo lực học đường ngày một đáng báo động. Học sinh vi phạm pháp luật, học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên, các clip học sinh, nữ sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều như một bệnh dịch. Nhiều học sinh sống khép kín, bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạng Internet, nghiện game online.
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc có hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. 
Cũng như các môn học khác, môn Tin học có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đồng thời, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học máy tính, trang bị cho học sinh một số kỹ năng cần thiết để học tập và làm việc hiệu quả. 
Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,Vì vậy, việc lồng ghép các môn học vào giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết. 
Bản thân là một giáo viên Tin học, tôi nhận thức được rằng bên cạnh sự truyền đạt kiến thức đến cho các em, tôi còn phải có nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là giáo dục, uốn nắn các em thành những con ngoan trong gia đình, trò giỏi trong nhà trường và hữu ích cho xã hội. Ca dao có câu: “Dạy con từ thưở còn thơ” - câu ca dao ấy đúng với cả ngày xưa và ngày nay. Thật vậy việc hình thành và phát...THCS. Và cấp học này chính là bước chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi dậy thì. Các em sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Ở lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm có tựa đề: “Tạo hứng thú học môn Tin học và rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5” với mong muốn cùng đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để có thể hoàn thành tốt công việc giảng dạy và giúp các em học sinh sẽ có đủ tự tin, bản lĩnh tiếp tục bước vào cấp học THCS cũng như có đủ nghị lực, niềm tin để ứng phó với mọi khó khăn mà trong cuộc sống các em chắc chắn sẽ gặp.
	CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. Các giải pháp thực hiện sáng kiến:
1. Tạo môi trường học tập thân thiện, gần gũi giữa thầy và trò để học sinh tự tin nói lên suy nghĩ của mình từ đó tạo cho các em niềm say mê, hứng thú.
“Hãy để các em nói về môn học sẽ tốt hơn thầy cô nói về nó”.
Thật vậy, với các em lớp 5 thì môn Tin học là môn học còn khá mới mẻ (mặc dù các em đã được học ở chương trình Tin học lớp 3 và lớp 4, nhưng kiến thức vẫn còn khá nhiều để các em hiểu rõ vấn đề). Do đó, ngay từ buổi học đầu tiên, giáo viên nên dành một ít thời gian đặt ra một số câu hỏi để khảo sát cũng như gợi mở cho các em nói lên những điều các em suy nghĩ. Chẳng hạn như:
Môn Tin học là một môn học khác hẳn với các môn học khác, bởi vì trong quá trình học chúng ta sẽ được tiếp xúc nhiều với máy tính. Vậy bao nhiêu em ở nhà đã có máy tính? Bao nhiêu em đã từng được tiếp xúc với máy tính? Máy tính của em thường do ai sử dụng và sử dụng để làm gì? Em có thích máy tính không? Vì sao chúng ta cần học cách sử dụng nó?...
Cho các em lần lượt trả lời, giáo viên tiếp nhận ý kiến. Thông qua đó, giáo viên thấu hiểu hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng, mức độ hiểu biết của các em bước đầu xác định động cơ đúng đắn cho các em, tạo cho các em niềm hứng thú say mê dành cho môn học. Từ đó, tìm và lựa chọ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_mon_tin_hoc_va_ren_ky.doc