Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1”
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Như Bác Hồ đã nói “trồng người” là một quá trình bền vững lâu dài, bởi vậy giáo dục tiểu học là nền móng của các giai đoạn học tiếp theo nên vấn đề dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho các em là nhiệm vụ rất quan trọng.
Được phân công giảng dạy lớp 1 tôi thấy thực trạng chữ của học sinh lớp giảng dạy cũng như thực trạng chung của xã hội có chiều hướng giảm, ít chịu luyện và rèn viết giúp cho bản thân mình có kĩ năng viết tốt để mang hiểu biết vận dụng cho bản thân bởi chữ viết là một loại ngôn ngữ giao tiếp giúp người đọc hiểu và cảm thụ cái hay,
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1”
SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP “RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1” GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ BẢY TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THANH HÀ Lạc Thủy , ngày 08 tháng 11 năm 2018 Chương I: Tổng quan: - Thực trạng vấn đề. Chương II: Mô tả sáng kiến: Cơ sở khoa học. 2. Giải pháp thực hiện. 3. Kết quả của việc áp dụng. Chương III: Kết luận và đề xuất: Kết luận. 2. Đề xuất. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Như Bác Hồ đã nói “ trồng người ” là một quá trình bền vững lâu dài , bởi vậy giáo dục tiểu học là nền móng của các giai đoạn học tiếp theo nên vấn đề dạy học theo chuẩn kiến thức , kĩ năng , hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho các em là nhiệm vụ rất quan trọng . Được phân công giảng dạy lớp 1 tôi thấy thực trạng chữ của học sinh lớp giảng dạy cũng như thực trạng chung của xã hội có chiều hướng giảm , ít chịu luyện và rèn viết giúp cho bản thân mình có kĩ năng viết tốt để mang hiểu biết vận dụng cho bản thâ...h đầu năm, tôi đưa ra những quyển vở, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì tôi thống nhất toàn lớp để tránh tình trạng bảng có ô to, nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy chữ cho các em. Tất cả các yêu cầu về đồ dùng học tập của các em đã được đồng nhất và hỗ trợ rất tốt cho việc rèn chữ viết . 2. Sử dụng đồ dùng trực quan trong khi rèn chữ viết. Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết. Có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học(Hằng ngày bản thân tôi đã sử dụng và sưu tầm các mẫu chữ để phục vụ việc rèn chữ cho các em). 3. Tư thế ngồi và cách cầm bút. Để giúp các em viết được những nét chữ, đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn cả lớp tư thế ngồi: ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25cm đến 30cm. Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi cong vẹo sẽ kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức khỏe: sẽ bị cận thị nếu cúi sát quá, vẹo cột sống, gù lưng, phổi bị ảnh hưởng...nếu ngồi viết không ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết tôi yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi với câu hỏi: Muốn viết đẹp em phải ngồi thế nào? Dần dần các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế. Một việc hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút, điều này các em được tôi hướng dẫn rất kĩ càng : Khi viết các em cầm bút bằng ba ngón tay của bàn tay phải. Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào đầu đót giữa ngón tay giữa. Các em cầm bút vừa phải, không cầm bút sát ngòi hoặc quá xa ngòi bút thì việc đi...ến khi nào các em viết tương đối đẹp thì lúc đó mới viết vào vở.Những em nào viết bảng xấu hoặc chưa đúng tôi thường xuống tận nơi cầm tay hướng dẫn các em viết đúng và đẹp hơn. 4.3. Phân loại chữ cái theo nhóm. Để thuận tiện cho công việc rèn chữ cho học sinh dễ dàng hơn tôi đã phân loại chữ cái theo nhóm. Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp các em so sánh được cách viết các chữ; tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. Từ đó học sinh nắm chắc được cách viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy tôi cũng cho các em luyện thêm cách viết theo nhóm trong các tiết dạy môn Tiếng việt. 4.4. Hướng dẫn viết nối nét. Khi học sinh đã viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng rất quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới rõ ràng, đều và đẹp được hơn nữa mới đảm bảo tốc độ viết ở những lớp trên.Tôi hướng dẫn học sinh rất kĩ cách điều tiết điểm dừng bút của chữ đứng trước sao cho hợp lí. 4.5. Hướng dẫn học sinh nắm chắc luật chính tả: Học sinh bắt buộc phải nắm chắc các luật chính tả đã được học như: luật chính tả âm đầu c- ng- ngh kết hợp với e- ê- i; luật chính tả về dấu thanh; luật chính tả về âm đệm; luật chính tả ngữ nghĩa; luật chính tả viết hoa, viết tiếng phiên âm nước ngoài- tên riêng nước ngoài; ... Học sinh thường hiếu động, thiếu kiên trì, nhiều nhiều em không tự giác muốn viết thật nhanh cho hết bài để chơi tôi có qui ước riêng. Nhờ vậy tránh được tình trạng viết nhanh, viết ẩu trong quá trình viết chữ của học sinh. Đặc biệt tôi luôn động viên, tuyên dương, tạo hứng thú học tập để các em cùng học tập tiến bộ. Giáo viên viết cẩn thận, đẹp, đúng qui trình thì học sinh coi đây là chữ mẫu để các em học tập, Còn nếu giáo viên viết xấu, ẩu, không đúng qui trình thì học sinh cũng ẩu, thiếu cẩn thận. Việc rèn chữ song song với việc giữ vở sạch sẽ. Các vở đều được bọc bìa, có nhãn vở, khi giở vở cần nhẹ nhàng không quăn mép. Khi viết để tránh bẩn cần để nót trên vở một tờ giấy. Trước khi viết cần rửa tay sạch sẽ. Khi học sin
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_1.ppt