Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Môđun: Cây ăn quả

I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN

Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của giáo dục đó là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đưa lý luận vào thực tiễn lao động, nâng cao khả năng thực hành cho học sinh để học sinh hình thành được kĩ năng cơ bản ban đầu. Sách giáo khoa Công nghệ cũng đưa ra rất nhiều tiết thực hành, chiếm tới 2/3 tổng số tiết, nhằm mục đích nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ tôi đã không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và mục tiêu giáo dục. 

Học đi đôi với hành là một nguyên lý của giáo dục, nguyên lý này đối với môn công nghệ lại càng cần được quan tâm hơn vì thời lượng thực hành chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là ở lớp 9, chương trình và nội dung môn học lại gắn nhiều với thực tế sản xuất, với đời sống xã hội.

Một nhà giáo dục Ấn Độ có viết: ’’Tôi nghe - Tôi quên; Tôi nhìn - Tôi nhớ; Tôi làm - Tôi hiểu” thực hành sẽ củng cố cho lý thuyết, mặt khác trải qua kinh nghiệm thực tế người học sẽ thay đổi cách tư duy và hành động của mình, người học không chỉ lĩnh hội được kiến thức mới qua việc quan sát và nghe thầy giảng mà phải cố gắng vận dụng được những kiến thức mới này vào thực tiễn để biến thành kiến thức và kỹ năng của mình, chỉ khi đó quá trình học mới hoàn thiện.. Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi người học được làm trong thực tế những điều họ đã được nghe, được nhìn, được học và đang tư duy. Trong các bài thực hành đều phải được tiến hành theo những quy trình hợp lý nhất định và chúng đều đòi hỏi học sinh phải thực sự chủ động, nghiêm túc, khẩn trương trong học tập thì mới hoàn thành được bài học thì có kết quả. Bởi vậy khi dạy các bài thực hành giáo viên không những giúp học sinh tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú trong học tập mà còn giúp học sinh rèn luyện tính kỷ luật trong lao động, thói quen tiến hành các công việc theo đúng quy trình, không tự do tùy tiện để từng bước hình thành tác phong công nghiệp, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống và lao động trong một xã hội công nghiệp văn minh, hiện đại.

doc 13 trang Bảo Giang 03/04/2023 6940
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Môđun: Cây ăn quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Môđun: Cây ăn quả

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn Công nghệ 9 - Môđun: Cây ăn quả
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả nhằm đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của giáo dục đó là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, đưa lý luận vào thực tiễn lao động, nâng cao khả năng thực hành cho học sinh để học sinh hình thành được kĩ năng cơ bản ban đầu. Sách giáo khoa Công nghệ cũng đưa ra rất nhiều tiết thực hành, chiếm tới 2/3 tổng số tiết, nhằm mục đích nâng cao kĩ năng thực hành cho học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Công nghệ tôi đã không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và mục tiêu giáo dục. 
Học đi đôi với hành là một nguyên lý của giáo dục, nguyên lý này đối với môn công nghệ lại càng cần được quan tâm hơn vì thời lượng thực hành chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là ở lớp 9, chương trình và nội dung môn học lại gắn nhiều với thực tế sản xuất, với đời sống xã hội.
Một nhà giáo dục Ấn Độ có viết: ’’T...h. Giáo viên kiêm nhiệm dạy thực hành qua loa nên chưa thu hút được học sinh
Thứ hai là về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu giáo dục hiện nay về đồ dùng dạy. Tình trạng dạy chay hoặc không có đủ đồ dùng vẫn còn khá phổ biến. Trong suốt quá trình học bộ môn C«ng nghÖ 9 cả thầy và trò chưa có điều kiện đi thực tế đến các nhà vườn trồng cây ăn quả để tham quan vì không có kinh phí. Điều đó làm cho vốn kiến thức của các em chỉ bó gọn trong sách vở và bài giảng . 
Thứ ba là việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong học tập bộ môn C«ng nghÖ còn nhiều hạn chế một phần là do chính những cơ chế, những quy định từ cấp trên. Môn Công nghệ chưa bao giờ được chọn là môn dự thi các cấp.
Cuối cùng điều quan trọng là ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp cho tiết dạy cũng như chất lượng bộ môn ngày một nâng cao, đặc biệt là trong các tiết thực hành.
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và chương trình giáo dục đổi mới hiện nay, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với từng kiểu bài .Vì vậy mà trong bài viết này tôi xin mạnh dạn trình bày vấn đề: “Nâng cao chất lượng dạy học thực hành môn Công nghệ 9 – Môđun: Cây ăn quả” sẽ giúp cho việc dạy học theo phương pháp mới đạt hiệu quả cao hơn.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN SÁNG KIẾN
- Phương pháp ngiên cứu lí luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát.
- Phương pháp tổng kết đánh giá.
III. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC
Qua quá trình giảng dạy bộ môn Công nghệ đặc biệt đối với các giờ thực hành của lớp 9, bản thân tôi luôn đặt ra mục tiêu là: Làm thế nào để các giờ thực hành thu hút học sinh để chất lượng của bộ môn ngày được nâng cao?
Do đó với vai trò là người giáo viên truyền đạt kiến thức, hình thành các kĩ năng cho các em, tôi luôn nung nấu ý tưởng làm thế nào để các em học tập với tinh thần hợp tác, tích cực và chủ động các em sẽ nắm vững được kiến thức và áp dụng kiến thức đó vào thực t... Đồ dùng dạy học bao gồm :
- Tài liệu học tập : các tài liệu học tập như sách giáo khoa, sách giáo viên
- Các phương tiện và tài liệu trực quan: tranh ảnh, mẫu vật
- Các phương tiện kỹ thuật dạy học:
+ Phương tiện nghe nhìn: máy chiếu, máy vi tính 
+ Các phương tiện trực quan khác: bảng phụ cho giáo viên và học sinh
+ Dụng cụ: dụng cụ thực hành như dao, kéo cắt cành, cuốc, xẻng, khay nhựa, kính lúp.
 * Những tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học.
- Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh: vì các đồ dùng dạy học góp phần nâng cao tính trực quan của quá trình dạy học, giúp học sinh tiếp cận với các sự vật hiện tượng; các đồ dùng dạy học còn là phương tiện chứa đựng và chuyển tải thông tin. 
- Giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ năng thực hành: Ví dụ như khi quan sát tranh mẫu vật về tác hại của sâu bệnh với cây ăn quả để phân biệt, nhận biết. Khi ở ngoài thực tế nhìn vào mẫu vật quả, lácây bị hại có thể phán đoán được loại sâu hại đã gây ra 
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh: đồ dùng dạy học có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong quá trình học tập, tạo ra động cơ học tập cho HS, rèn luyện thái độ tích cực học tập. ví dụ như khi cho HS quan sát hình ảnh các lọ đựng xi rô quả, HS rất hứng thú và háo hức thực hành tự mình hoàn thiện sản phẩm hay khi cho HS quan sát hình ảnh về cây ngũ quả HS rất thích mong muốn được thực hành ghép cành để tạo ra sản phẩm của mình
- Phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách của học sinh: Thông qua các nội dung lí thuyết, thực hành sẽ rèn luyện cho các em khả năng quan sát, tính cần cù, sáng tạo, tác phong làm việc nghiêm túc, đúng quy trình để hoàn thành công việc một cách khoa học.
 Tóm lại : Sử dụng đồ dùng dạy học tốt giúp giáo viên và học sinh mất ít thời gian và công sức vào tổ chức công việc phụ trong lớp học, dành nhiều thời gian cho các hoạt động dạy và học, thực hiện có hiệu quả bài học.
2.2. Tổ chức thực hành đúng phương pháp và tiến hành theo quy trình hợp lí
P

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_thuc_hanh.doc