Kỳ thi thử THPT QG môn Ngữ văn - Trường THPT Quỳnh Lưu 2 (Có đáp án)

II. Phần viết (7 điểm)

Câu 1: Nghị luận xã hội (3 điểm)

“Với mong muốn tri ân các chiến sĩ Điện Biên đã hy sinh, vợ chồng anh Vương Xuân Thấm và chị Nguyễn Thị Miến ở Thành Phố Điện Biên đã bỏ làm cán bộ, bỏ tất cả sự thăng tiến, ổn định trong tương lai để đảm nhiệm phần việc canh giấc ngủ ngàn thu cho các liệt sĩ ở nghĩa trang Đồi A1 và nghĩa trang Độc Lập.”

Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về vấn đề được nêu ở trên. 

Câu 2: Nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu(2.a hoặc 2.b ) 

Câu 2a. Theo chương trình chuẩn (4 điểm)

Khi người đàn bà hàng chài lên tiếng ở tòa án huyện...

(Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu)

Câu 2b. Theo chương trình nâng cao( 4 điểm)

Về nỗi nhớ trong trong tình yêu ở đoạn thơ sau:

 

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức.

 

                                                         ( Sóng – Xuân Quỳnh )

                   (SGK Ngữ Văn 12 tập 1, trang 155, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) 

 

                                                    ....... Hết.........

doc 8 trang Lệ Chi 22/12/2023 6500
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi thử THPT QG môn Ngữ văn - Trường THPT Quỳnh Lưu 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỳ thi thử THPT QG môn Ngữ văn - Trường THPT Quỳnh Lưu 2 (Có đáp án)

Kỳ thi thử THPT QG môn Ngữ văn - Trường THPT Quỳnh Lưu 2 (Có đáp án)
SỞ GD-ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT
 NĂM HỌC 2013 –2014
 Môn thi : NGỮ VĂN 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài :120 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần đọc hiểu (3 điểm)
Hãy đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
“Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui
đón đợi...
 (Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn- Trần Đăng Khoa)
1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
2. Trong đoạn thơ trên, có những biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của những biện pháp tu từ đó? 
3. Hãy nêu chủ đề của đoạn thơ?
4. Từ tâm tư của những người lính trên đảo Sinh Tồn (Trường S...iện pháp tu từ được sử dụng
- Biện pháp so sánh: So sánh những người lính biển như: hòn đá ngàn năm vững bền, tốt tươi. Khẳng định ý chí bền vững, kiên trung của các anh.- đá vẫn trở gan cùng tuế nguyệt
- Biện pháp nhân hóa: những cơn mưa trên đảo dăng màn lộng lẫy, yểu điệu như một nàng công chúa. Khẳng định vẻ đẹp huyển ảo của những cơn mưa trên đảo, từ đó thấy được nỗi khát mưa cũng như tâm hồn lãng mạn của những người lính.
- Biện pháp chơi chữ: đảo Sinh Tồn- chúng tôi vẫn sinh tồn,đảo vẫn sinh tồn.. Nhằm khẳng định tinh thần quật cường của những người lính nhằm bảo vệ bệ Tổ quốc.Và họ cũng như hòn đảo kia vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão.
3. Chủ đề đoạn thơ: 
-Từ niềm ước mong nhỏ bé, đơn sơ của người chiến sĩ hải quân đóng trên đảo Sinh Tồn, đoạn thơ cho ta hiểu thêm về hiện thực trần trụi của cuộc sống nơi đảo xa, ý chí và bản lĩnh tuyệt vời của người lính biển sẵn sàng đạp bằng mọi khó khăn để canh giữ vùng trời của Tổ Quốc.
4. Nhà thơ muốn nhắn nhủ: 
-Nếu không có những người lính sẵn sàng chấp nhận thử thách giữa miền nắng cháy để canh giữ biển trời thì chúng ta có không có cuộc sống bình yên. Bởi vậy, cần một sự thấu hiểu, sẻ chia của tất cả mọi người. 
- Biển Tổ Quốc vẫn chưa yên ả, cần sự chung sức chung lòng của nhũng trái tim Việt Nam để bảo về chủ quyền thiêng liêng.
(3.0)
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Phần II- viết
7.0
Câu 1- NLXH
* Yêu cầu về kĩ năng: Nắm chắc phương pháp làm nghị luận xã hội – dạng đề nghị luận về một hiện tượng trong đời sống.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách nhưng cơ bản phải nêu được các ý sau:
a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
b. Thân bài: HS phát biểu suy nghĩ riêng của mình về hành động thầm lặng nhưng cao cả của anh Vương Xuân Thấm và chị Nguyễn Thị Miến
- Đó là một quyết định dũng cảm, một việc làm đẹp, đáng trân trọng. Việc làm ấy cần được biểu dương nhân rộng.
- Việc làm của anh chị xuất phát từ sự thấu hiểu phần nào những hy sinh mất mát, xươ...on phải nhìn cảnh bố đánh mẹbởi thế, rất ít khi chị nói.
* Khi Người đàn bà lên tiếng ở tòa án huyện
- Khi được đề nghị giúp đỡ bởi Đẩu và Phùng thì chị phản ứng : "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó” . Một câu nói cho thấy chị nhẫn nhục, chiuh đựng và quan trọng hơn là chị vẫn đang muốn giữ, đang muốn bảo vệ cái gia đình khốn khó của mình.
- Khi nhận được ánh mắt nhìn cảm thông từ hai người đàn ông, chị đã trở nên tự tin và giãi bày nỗi lòng. Sau những lời giãi bày đó là câu chuyện cả cuộc đời, là những vẻ đẹp đáng trân trọng của một người phụ nữ
+ Chị hiểu sự cơ cực của cuộc đời mình: nghèo đói, con hận bố, bị chồng đánh đập
+ Chị hiểu cơ cực của của cuộc sống mưu sinh trên biển không có người đàn ông.
+ Chị " phải sống cho con chứ không thể sống cho mình"
      Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị. Sự cần thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp, cùng nuôi dạy các con " Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, ko thể sống cho mình như trên đất được".
Tình thương vô bờ đối với những đứa con. Phân tích tình yêu của chịvới thằng Phác, chị gửi nó lên rừng, chị đau xót khi thấy nó vì thươngmẹ mà hận bố,....
=> Tình mẫu tử vút lên, trên cái nền của 1 cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa .
+ ".Hạnh phúc là nhìn con được ăn no, có khi vợ chồng, con cái sốngvui vẻ, hoà thuận”. Chị hiểu nguyên nhân vì sao chồng hay đánh mình. Đó là Người đàn bà vị tha
+ Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn .Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời. Chị ý thức được thiên chức của người phụ nữ.
 => Như vậy, trước vị chánh án huyện, chị tự tin, sắc sảo, thông cảm và bộc bạch thành thực những suy nghĩ của mình. Qua những lời giải bày thật tình của bà ở tòa án huyện, ta càng thấy rõ mọi sự chịu đựng, hi sinh, gánh lấy khổ đau của bà chỉ vì để sống cho con, nuôi con khôn lớn. Một

File đính kèm:

  • docky_thi_thu_thpt_qg_mon_ngu_van_truong_thpt_quynh_luu_2_co_da.doc