Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2010 môn Hóa học Khối A - Mã đề thi 253

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) 
Câu 1: Axeton được điều chế bằng cách oxi hoá cumen nhờ oxi, sau đó thuỷ phân trong dung dịch 
H2SO4 loãng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều 
chế đạt 75%) là 
A. 300 gam. B. 600 gam. C. 500 gam. D. 400 gam. 
Câu 2: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.                             
(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.     
(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước. 
(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.  
(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. 
(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF. 
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là 
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. 
Câu 3: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với 
lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là 
A. kali và bari. B. liti và beri. C. natri và magie. D. kali và canxi. 
Câu 4: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH): 
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. 
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. 
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. 
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. 
Các phát biểu đúng là: 
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4)
pdf 6 trang Bảo Giang 01/04/2023 8360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2010 môn Hóa học Khối A - Mã đề thi 253", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2010 môn Hóa học Khối A - Mã đề thi 253

Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2010 môn Hóa học Khối A - Mã đề thi 253
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
(Đề thi có 06 trang) 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 
Môn: HOÁ HỌC; Khối A 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề 
 Mã đề thi 253 
Họ, tên thí sinh: .......................................................................... 
Số báo danh: ............................................................................ 
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: 
H = 1; He = 4; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; 
K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; 
Sn = 119; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207. 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) 
Câu 1: Axeton được điều chế bằng cách oxi hoá cumen nhờ oxi, sau đó thuỷ phân trong dung dịch 
H2SO4 loãng. Để thu được 145 gam axeton thì lượng cumen cần dùng (giả sử hiệu suất quá trình điều 
chế đạt 75%) là 
A. 300 gam. B. 600 gam. C. 500 ga...in
o+ H (Ni, t )⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ 2 d− X oNaOH t+⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→d−, Y + HCl⎯⎯⎯⎯→Z. 
Tên của Z là 
A. axit oleic. B. axit linoleic. C. axit stearic. D. axit panmitic. 
Câu 9: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), 
thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, 
khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 
10,08. Giá trị của m là 
A. 0,585. B. 0,620. C. 0,205. D. 0,328. 
Câu 10: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 
0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là 
A. 12,80. B. 12,00. C. 6,40. D. 16,53. 
Câu 11: Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 
dung dịch trên là 
A. NH3. B. KOH. C. NaNO3. D. BaCl2. 
Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm đimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn 
toàn 100 ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước. 
Nếu cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở 
cùng điều kiện). Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là 
A. CH4 và C2H6. B. C2H4 và C3H6. C. C2H6 và C3H8. D. C3H6 và C4H8. 
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết π nhỏ hơn 3), thu 
được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). 
Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y 
thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
A. 10,56. B. 7,20. C. 8,88. D. 6,66. 
Câu 14: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là 
A. C3H9N. B. C3H7Cl. C. C3H8O. D. C3H8. 
Câu 15: Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) Fe + S (r), (2) Fe2O3 + CO (k), (3) Au + O2 (k), 
(4) Cu + Cu(NO3)2 (r), (5) ... bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là 
A. 13,70 gam. B. 12,78 gam. C. 18,46 gam. D. 14,62 gam. 
Câu 22: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong 
bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của 
phản ứng tổng hợp NH3 là 
A. 25%. B. 50%. C. 36%. D. 40%. 
Câu 23: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng 
hợp là 
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 24: Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. 
Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 
lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 
gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là 
A. 0,08 và 4,8. B. 0,04 và 4,8. C. 0,14 và 2,4. D. 0,07 và 3,2. 
Câu 25: Phát biểu đúng là: 
A. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ. 
B. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit. 
C. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm. 
D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ. 
Câu 26: Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110 ml dung dịch 
KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì 
thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 17,71. B. 16,10. C. 32,20. D. 24,15. 
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 
3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là 
A. 5,42. B. 5,72. C. 4,72. D. 7,42. 
Câu 28: Phát biểu không đúng là: 
A. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hoá: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất. 
B. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và 
than cốc ở 1200oC trong lò điện. 
C. Kim

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_dai_hoc_nam_2010_mon_hoa_hoc_khoi_a_ma_de.pdf