Đề thi thử THPTQG lần 2 môn Ngữ văn Năm 2018 - Trường THPT Liên Trường (Có đáp án)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh bầy gà trong văn bản?

Câu 3. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...

Câu 4. Đọc văn bản trên, anh/chị thấy thông điệp nào có ý nghĩa nhất? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong văn bản Đọc hiểu, nhà thơ Đặng Hồng Thiệp đề cao Khát vọng, còn người xưa (Lão Tử) lại khuyên người đời nên sống Biết đủ, biết dừng (Tri túc, tri chỉ).  Anh/chị chọn cách sống nào? Hãy trình bày quan điểm cá nhân trong một đoạn văn (khoảng 200 chữ).

doc 6 trang Lệ Chi 23/12/2023 7700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPTQG lần 2 môn Ngữ văn Năm 2018 - Trường THPT Liên Trường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPTQG lần 2 môn Ngữ văn Năm 2018 - Trường THPT Liên Trường (Có đáp án)

Đề thi thử THPTQG lần 2 môn Ngữ văn Năm 2018 - Trường THPT Liên Trường (Có đáp án)
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
 LIÊN TRƯỜNG THPT 
 KÌ THI THỬ THPTQG LẦN 2 NĂM 2018
 Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không thể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
Chuyện kể rằng 
Có quả trứng đại bàng
Rơi vào ổ gà đang ấp
Khi nở ra cùng với bầy gà
Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
Nhảy bay loạng choạng sân nhà.
Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa
Về những đại ngàn bí mật
Nên nó vẫn hồn nhiên bới đất
Chỉ có khát vọng mơ hồ
Lâu lâu lại cồn cào trong ngực...
Làm sao mà ai biết
Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
 (Khát vọng, Đặng Hồng Thiệp, Thơ Sông Lam, trang 247, Nxb Hội nhà văn, 2017)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh bầy gà trong văn bản?
Câu 3. Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
Câu 4. Đọc ...
 - Nêu thừa phương án: 0,25 điểm 
Câu 2. (0.5 điểm) Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng nổi bật được một hoặc tất cả các ý nghĩa của hình ảnh bầy gà:
- Hoàn cảnh sống trói buộc, tù túng....
- Cái tầm thường, thiển cận, hạn hẹp, kém cỏi. 
Câu 3. (1,0 điểm) 
- Chỉ ra biện pháp tu từ: 0,5 đ
 + Ẩn dụ (vỗ cánh tung bay- sự trưởng thành, vươn tới tầm cao, vượt lên hoàn cảnh)
 + Câu hỏi tu từ: Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
 Nêu một phương án: 0,25đ
- Hiệu quả: 0,5đ
à Là lời khuyến khích con người mạnh dạn tự thử thách để trưởng thành, dũng cảm vượt lên giới hạn của bản thân.
àLàm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm (thể hiện sự trăn trở, day dứt của tác giả).
Câu 4. (1,0 điểm) Thí sinh nêu được một thông điệp có ý nghĩa và giải thích lí do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung các thông điệp, sau đây là một số phương án trả lời: 
- Sống trong hoàn cảnh tầm thường, trói buộc, con người có thể trở nên tầm thường, thiển cận, vô dụng, kém cỏi Vì thế, phải biết thay đổi, cải tạo hoàn cảnh hoặc vượt lên hoàn cảnh để mình là chính mình.
- Con người cần khám phá, phát hiện những sở trường, năng lực vốn có của bản thân để phát huy nội lực, vươn tới tầm cao.
- Con người phải có khát vọng lớn lao, cần dũng cảm bước ra cuộc đời rộng lớn, chấp nhận thử thách để trưởng thành.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết đoạn nghị luận xã hội, có dung lượng khoảng 200 chữ, biết triển khai luận điểm, diễn đạt mạch lạc.
b. Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo các nội dung chính sau:
*Giải thích 
- Khát vọng: mong muốn, đòi hỏi chính đáng với một sự thôi thúc mạnh mẽ.
- Biết đủ, biết dừng: bằng lòng, nhận thức được giới hạn; không đòi hỏi, không ham muốn thêm ngoài cái mình đã có .
*Bàn luận: Thí sinh có thể bàn luận theo nhiều hướng khác nhau:
 - Đồng tình với quan điể...̉a rác rưởi và mùi gây của xác người...)
=> Bức tranh bao quát về nạn đói có một không hai trong lịch sử dân tộc có sức tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra cho nhân dân Việt Nam.
- Qua một tình huống độc đáo - Tràng nhặt được vợ - nhà văn phát hiện khát vọng đáng trân trọng của người nông dân ngay khi cận kề cái chết:
+ Tràng: phớn phở khác thường, tủm tỉm cười, hai mắt sáng lên lấp lánh ... àTràng thành một con người khác, hài lòng với niềm hạnh phúc mới mẻ - mái ấm gia đình.
+ Những người trong xóm: lạ, bàn tán, hiểu, bỗng rạng rỡ hẳn lên à Bên bờ vực cái chết vì đói khát vẫn biết chia sẻ, biết cảm thông cho nhau, tin tưởng vào điều tốt đẹp.
b. Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện độc đáo.
- Nghệ thuật miêu tả: bút pháp tả thực tạo ấn tượng mạnh, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Ngôn ngữ sinh động, so sánh độc đáo, giàu tính tạo hình
3. Liên hệ với bức tranh cuộc sống phố huyện nghèo và những con người “trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ” trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Thí sinh trình bày sơ lược về đặc điểm bức tranh cuộc sống phố huyện nghèo và những con người trong bóng tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ.
- Bức tranh cuộc sống: nhỏ hẹp, nghèo nàn, nhịp điệu sống quẩn quanh, tù đọng.
- Những con người trong bóng tối: nhỏ bé, mòn mỏi, đáng thương nhưng luôn mơ ước, hướng về ánh sáng, sự sống qua việc chờ đợi đoàn tàu hằng đêm.
4. Nhận xét về ngòi bút nhân đạo của các nhà văn
- Điểm khác nhau:
+ Thạch Lam: xuất phát từ hiện thực ở một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám, tác giả bày tỏ niềm xót thương, đồng cảm đối với những con người cơ cực, quẩn quanh, mỏi mòn và nâng đỡ những ước mơ đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.
+ Kim Lân: xuất phát từ hi

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thptqg_lan_2_mon_ngu_van_nam_2018_truong_thpt_lie.doc