Đề thi thử THPT QG lần 2 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 310) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)

Câu 1: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã dẫn tới sự xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại đó là

A. chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Nga hoàng.

B. chính quyền Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính quyền Nga hoàng.

C. chính quyền Nga hoàng và chính quyền của giai cấp vô sản.

D. chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

Câu 2: Các nước sáng lập khối thị trường chung châu Âu gồm:

A. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha .

B. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua .

C. Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan,Italia .

D. Anh, Pháp, CHLB Đức, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha .

Câu 3: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc ta, đó là kỉ nguyên:

A. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.

B. độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

C. độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.

D. chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người.

Câu 4: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam” là tôn chỉ của tổ chức nào?

A. Việt Nam quốc dân đảng.                                   B. Việt Nam quang phục hội.

C. Duy tân hội.                                                        D. Tân Việt cách mạng đảng.

Câu 5: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.

B. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào đấu tranh.

C. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

D. Đời sống nhân dân Việt Nam khổ cực do sự bóc lột của thực dân Pháp và địa chủ phong kiến.

Câu 6: Việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” đã khẳng định

A. tính quyết liệt, mạo hiểm của Đảng.                  B. tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng.

C. tính khoa học, linh hoạt của Đảng.                     D. tính nhạy bén, sáng tạo của Đảng.

Câu 7: Vì sao Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chấp nhận nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc?

A. Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

B. Chính quyền cách mạng chưa đủ sức đánh 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc.

C. Kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.

D. Hạn chế việc Pháp và Trung Hoa Dân quốc cấu kết với nhau.

Câu 8: Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ Việt Nam và Pháp tại Phôngtennơblô thất bại vì

A. Pháp tiếp tục đưa ra những yêu sách về quyền lợi kinh tế, văn hóa của người Pháp ở Đông Dương.

B. Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập, thống nhất của Việt Nam.

C. chính phủ Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao, đàm phán.

D. lập trường của các bên không thống nhất.

Câu 9: Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt?

A. Ba Gia (Quảng Ngãi).                                         B. Đồng Xoài (Bình Phước).

C. Bình Giã (Bà Rịa).                                              D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).

doc 4 trang Lệ Chi 23/12/2023 6980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT QG lần 2 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 310) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT QG lần 2 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 310) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)

Đề thi thử THPT QG lần 2 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 310) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
LIÊN TRƯỜNG THPT
(Đề thi có 04 trang)
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 – NĂM 2018
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
 Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề 
Họ và tên thí sinh:.......................................................... Số báo danh: .................. Mã đề thi 310
Câu 1: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga đã dẫn tới sự xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại đó là
A. chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Nga hoàng.
B. chính quyền Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính và chính quyền Nga hoàng.
C. chính quyền Nga hoàng và chính quyền của giai cấp vô sản.
D. chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.
Câu 2: Các nước sáng lập khối thị trường chung châu Âu gồm:
A. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha .
B. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua .
C. Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan,Italia .
D. Anh, Pháp, CHLB Đức, Hà Lan, Italia, Tây B...bên không thống nhất.
Câu 9: Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược chiến tranh đặc biệt?
A. Ba Gia (Quảng Ngãi).	B. Đồng Xoài (Bình Phước).
C. Bình Giã (Bà Rịa).	D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 10: Trong quá trình hoạt động, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã truyền bá lí luận gì vào Việt Nam?
A. Lí luận chủ nghĩa Mac- Lênin.	B. Lí luận đấu tranh giai cấp.
C. Lí luận cách mạng giải phóng dân tộc.	D. Lí luận cách mạng vô sản.
Câu 11: Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng được rút ra từ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) là
A. xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh ngoại giao.
C. độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.
D. tư tưởng “chiến tranh nhân dân ”.
Câu 12: “Trong lịch sử thế giới, hiếm có giai đoạn nào như giai đoạn nửa sau thế kỉ XX mà loài người vừa mới trải qua. Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật...với bao diễn biến dồn dập, đem lại những thay đổi to lớn và nhữngđầy bất ngờ”. (SGK Lịch sử 12, T71)
 Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống:
A. phức tạp, sôi động.	B. phức tạp, biến động.	
C. sôi động, đảo lộn.	D. sôi động, sự kiện.
Câu 13: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp, giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên trở thành
A. động lực của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
B. giai cấp tập hợp quần chúng nhân dân và lãnh đạo phong trào yêu nước vô sản.
C. giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.
D. động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Câu 14: Ngày 1/11/1968, đế quốc Mĩ đã tuyên bố
A. ngừng ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
B. “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
C. chấp nhận đến đàm phán tại Pari.
D. “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
Câu 15: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” là tinh thần của hậu phương chi viện cho
A. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. n... cách mạng Cuba năm (1959).
Câu 22: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân đã hoàn toàn chuyển sang giai đoạn tự giác?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập (6/1925).
B. Sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng (6/1929).
C. Bãi công công nhân Ba Son (8/1925).
D. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
Câu 23: Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI”?
A. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực và hợp tác giữa các nước, các khu vực.
B. Có điều kiện ổn định về chính trị để phát triển.
C. Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc phát triển và cơ hội để các nước tăng cường hợp tác về mọi mặt.
D. Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước.
Câu 24: Sau cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã diễn ra trong phạm vi:
A. cả nước.	B. Trung bộ và Nam bộ.
C. Bắc bộ và Nam bộ.	D. Bắc bộ và Trung bộ.
Câu 25: Ý nào sau đây không phải là mâu thuẫn chủ yếu của thời kỳ đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với tư sản.	B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.	D. Mâu thuẫn giữa thuộc địa với đế quốc.
Câu 26: Năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là
A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 27: Với kế hoạch Rơve, vai trò của Mĩ đối với cuộc chiến tranh ở Đông Dương được thể hiện như thế nào?
A. Mĩ hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương.
B. Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
C. Mĩ đã can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
D. Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Câu 28: “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không ch

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_qg_lan_2_mon_lich_su_nam_2018_ma_de_310_truo.doc
  • xlsĐáp án môn lịch sử chính thức.xls