Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 306) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)

Câu 01: Điểm chung về biện pháp tiến hành cải cách kinh tế - xã hội của Mĩ và thiết lập chế độ độc tài phát xít của Đức, Nhật Bản (1929 - 1939) là

A. để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế.

B. để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới.

C. để khắc phục tình trạng thiếu vốn, ít thuộc địa.

D. để duy trì chế độ dân chủ tư sản tồn tại lâu đời.

Câu 02: Điểm giống nhau cơ bản về mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ  giai đoạn 1945-1973 với 1973-1991 là

A. đàn áp phong trào cách mạng thế giới.              B. thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.

C. ngăn chặn, tiêu diệt các nước XHCN.                  D. khống chế, nô dịch các nước đồng minh.

Câu 03: “ … Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

                   Máu trộn bùn non 

                   Gan không núng

                   Chí không mòn!...” (Tố Hữu)

Là những câu thơ viết về chiến dịch:

A. Biên giới thu – đông (1950).                                B. Việt Bắc thu – đông (1947).

C. Tây Bắc thu – đông (1952).                                  D. Điện Biên Phủ (1954).

Câu 04: Điểm khác biệt cơ bản về phương pháp hoạt động giữa hai khuynh hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là

A. nhờ Nhật để đánh Pháp – dựa vào Pháp để đánh phong kiến.

B. bạo động vũ trang – cải cách xã hội.

C. quân chủ lập hiến – dân chủ cộng hòa.

D. cứu nước để cứu dân – cứu dân để cứu nước.

docx 5 trang Lệ Chi 23/12/2023 6640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 306) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 306) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)

Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Lịch sử Năm 2018 (Mã đề 306) - Trường THPT Liên Trường (Kèm đáp án)
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN
LIÊN TRƯỜNG THPT
(Đề thi có 04 trang)
KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018
Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI
Môn thi thành phần: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút không kể thời gian phát đề 
Mã đề thi: 306
Họ và tên thí sinh:. SBD:.
Câu 01: Điểm chung về biện pháp tiến hành cải cách kinh tế - xã hội của Mĩ và thiết lập chế độ độc tài phát xít của Đức, Nhật Bản (1929 - 1939) là
A. để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế.
B. để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới.
C. để khắc phục tình trạng thiếu vốn, ít thuộc địa.
D. để duy trì chế độ dân chủ tư sản tồn tại lâu đời.
Câu 02: Điểm giống nhau cơ bản về mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ giai đoạn 1945-1973 với 1973-1991 là
A. đàn áp phong trào cách mạng thế giới.	B. thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.
C. ngăn chặn, tiêu diệt các nước XHCN.	D. khống chế, nô dịch các nước đồng minh.
Câu 03: “  Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
	Máu trộn bùn non 
	Gan khô...ình tự thời gian?
A. 1 – 4 – 3 – 2 – 5.	B. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.	C. 1 – 3 – 4 – 2 – 5.	D. 4 – 3 – 1 – 2 – 5.
Câu 09: Về lực lượng lãnh đạo, điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với phong trào Cần vương là
A. do giai cấp địa chủ phong kiến yêu nước lãnh đạo.
B. do giai cấp công nhân lãnh đạo.
C. do giai cấp nông dân kết hợp với tầng lớp công nhân lãnh đạo.
D. do giai cấp nông dân lãnh đạo.
Câu 10: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ phận tiểu tư sản trí thức có thái độ chính trị như thế nào?
A. Kiên quyết chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
B. Liên minh với giai cấp tư sản dân tộc chống thực dân Pháp.
C. Hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
D. Sẵn sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp để cải thiện đời sống.
Câu 11: Để khoa học - kĩ thuật của nước ta đạt trình độ tiên tiến của thế giới, Đảng và Nhà nước ta xác định
A. khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
B. khoa học và công nghệ là mũi nhọn.
C. khoa học và công nghệ là nhiệm vụ trọng tâm.
D. khoa học và công nghệ là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Câu 12: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám sau này vì
A. phong trào là kết quả cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt.
B. phong trào để lại cho Đảng nhiều bài học quí báu.
C. phong trào đã thành lập được nhà nước Xô viết của dân.
D. phong trào buộc chính quyền thực dân nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh.
Câu 13: Sự thành lập của các tổ chức như Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là biểu hiện của
A. xu hướng liên kết tài chính quốc tế.
B. xu hướng liên kết kinh tế khu vực.
C. xu hướng phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh.
D. xu hướng phát triển lấy kinh tế làm trung tâm.
Câu 14: Tài liệu nào đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
A. Báo “...ảng”.
Câu 20: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.(Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh). Đoạn trích trên thể hiện tính chất gì của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
A. Chính nghĩa.	B. Nhân dân.	C. Toàn diện.	D. Toàn quốc.
Câu 21: Đảng và Chính phủ quyết định chọn Đông Khê làm điểm đánh mở đầu của Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) vì
A. lực lượng quân địch ở đây tương đối yếu và là nơi có vị trí chiến lược quan trọng.
B. Đông Khê là nguồn hậu phương tại chỗ, cung cấp sức người sức của cho chiến dịch.
C. lực lượng quân địch ở đây mạnh, được bố trí phòng ngự chắc chắn.
D. Đông Khê gần biên giới với Trung Quốc, thực hiện chủ trương nối liền biên giới.
Câu 22: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội vào ngày 6/1/1946?
A. Thể hiện quyền công dân của một nước độc lập.
B. Đánh dấu thắng lợi trên mặt trận chính trị của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp.
C. Thể hiện sức mạnh, khối đại đoàn kết dân tộc.
D. Tạo tính pháp lý của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
Câu 23: Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường và thuộc địa của các nước tư bản.
B. sự ra đời của nước Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức.
C. sự đối đầu giữa phe TBCN (Mĩ) và phe XHCN (Liên Xô).
D. sư liên minh kinh tế của các nước trong khu vực và quốc tế.
Câu 24: Chính đảng cách mạng nào đã chấm dứt sự tồn tại của mình cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái?
A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.	B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.	D. Hội Phục Việt.
Câu 25: Từ năm 1946 đến năm 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa
A. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.	B. Liên Xô và Mĩ.
C. Quốc dân Đảng và thế lực thân Mĩ.	D. Liên Xô và thế lực thân Mĩ.
Câu 26: Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_thpt_qg_lan_1_mon_lich_su_nam_2018_ma_de_306_truo.docx
  • xlsĐÁP ÁN Su -THPTQG.xls