Đề thi minh họa kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 
A. đã hoàn toàn kết thúc. 
B. bước vào giai đoạn kết thúc. 
C. đang diễn ra vôcùng ác liệt. 
D. bùng nổ vàngày càng lan rộng. 
Câu 2. Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. 
B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. 
C. duy trìhòa bình vàan ninh thế giới. 
D. ngăn chặn tình trạng ônhiễm môi trường. 
Câu 3. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về 
phương Tây, khôi phục vàphát triển quan hệ với các nước ở  
A. châu Á.   
B. châu Âu. 
C. châu Phi.  
D. châu Mĩ. 
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây được xem làsự kiện khởi đầu cuộc“Chiến  tranh lạnh”? 
A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ. 
B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman. 
C. Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan. 
D. Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven. 
Câu 5. Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945 là 
A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.   
B. Campuchia, Malaixia, Brunây. 
C. Inđônêxia, Xingapo, Malaixia.        
D. Miến Điện, Việt Nam, Philippin.
pdf 6 trang Bảo Giang 30/03/2023 10560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi minh họa kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi minh họa kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Đề thi minh họa kì thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ MINH HỌA 
(Đề thi có 06 trang) 
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: LỊCH SỬ 
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 
Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 
A. đã hoàn toàn kết thúc. 
B. bước vào giai đoạn kết thúc. 
C. đang diễn ra vô cùng ác liệt. 
D. bùng nổ và ngày càng lan rộng. 
Câu 2. Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là 
A. trừng trị các hoạt động gây chiến tranh. 
B. thúc đẩy quan hệ thương mại tự do. 
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
D. ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường. 
Câu 3. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về 
phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở 
A. châu Á. 
B. châu Âu. 
C. châu Phi. 
D. châu Mĩ. 
Câu 4. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh”? 
A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ. 
B. Th...ng Dương. 
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian. 
A. 2, 3 ,1. 
B. 1, 2, 3. 
C. 3, 2, 1. 
D. 1, 3, 2. 
Câu 14. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách 
mạng tháng Tám năm 1945 là 
3 
A. nạn đói. 
B. giặc dốt. 
C. tài chính. 
D. giặc ngoại xâm. 
Câu 15.“Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định 
không chịu làm nô lệ...” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 
A. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (1946). 
B. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945). 
C. Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước (1966). 
D. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951). 
Câu 16. Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ 
đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? 
A. Thượng Lào năm 1954. 
B. Điện Biên Phủ năm 1954. 
C. Việt Bắc thu - đông năm 1947. 
D. Biên giới thu - đông năm 1950. 
Câu 17. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố 
“phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược? 
A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. 
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. 
D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. 
Câu 18. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là 
một quốc gia 
A. tự do. 
B. tự trị. 
C. tự chủ. 
D. độc lập. 
Câu 19. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị 
A. Toàn dân kháng chiến. 
B. Kháng chiến kiến quốc. 
C. Kháng chiến toàn diện. 
D. Trường kì kháng chiến. 
Câu 20. Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương 
Đảng ra chỉ thị nào? 
A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện. 
B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường. 
C. Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp. 
D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch. 
4 
Câu 21. Chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của quân dân Vi...ộng sản Đông Dương là 
A. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc. 
B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến. 
C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương. 
D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức. 
Câu 29. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam 
chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)? 
A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. 
B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. 
C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. 
D. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. 
Câu 30. Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu 
sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là 
A. Phát xít Nhật. 
B. Đế quốc Anh. 
C. Thực dân Pháp. 
D. Trung Hoa Dân Quốc. 
Câu 31. Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của 
cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? 
A. “Đồng khởi”. 
B. Phá “ấp chiến lược”. 
C. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. 
D. “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. 
Câu 32. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự 
phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? 
A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam. 
B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị. 
C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền. 
D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh. 
Câu 33. Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi 
năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là 
A. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra. 
B. kết thúc chiến tranh trong danh dự. 
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. 
D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh. 
Câu 34. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc 
ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa p

File đính kèm:

  • pdfde_thi_minh_hoa_ki_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_nam_2017.pdf