Đề cương ôn tập Học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc

A. NỘI DUNG ÔN TẬP 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 
-  HS nắm vững 6 CẤP ĐỘ HIỂU 
+ Nắm được các thông tin chính của văn bản, nằm trong văn bản, tức là trả lời câu hỏi văn bản ấy nói (viết) về vấn đề gì? 
+ Hiểu được vai trò, tác dụng của các hình thức biểu đạt (nghệ thuật) được sử dụng trong văn bản. 
+ Hiểu được những ẩn ý sâu xa (mục đích của tác giả) được gửi gắm phía sau những câu chữ của văn bản, nhất là với các văn bản văn học, văn hình tượng. 
+ Phát hiện những nội dung, ý nghĩa vượt ra ngoài văn bản và cả ý đồ tác giả, do vốn sống, hoàn cảnh và điều kiện riêng của người đọc… 
+ Nhận diện và đánh giá được giá trị của những nội dung và hình thức biểu hiện của văn bản. 
+ Biết vận dụng những gì mình hiểu vào giải quyết các tình huống tương tự trong học tập và cuộc sống. 
PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP 
1. Nếu hỏi về nội dung, nhan đề văn bản 
- Văn bản đề cập đến điều gì?  
- Đặt nhan đề cho văn bản:  phải đảm bảo các tiêu chí: đúng trọng tâm, ngắn gọn, hay, dựa vào chủ đề, hình tượng trung tâm, nội dung hay ý nghĩa văn bản. Một văn bản nên đặt hai tên (không trúng cái này thì trúng cái kia). Ở giữa hai tên gọi có chữ hoặc. 
2. Hỏi về phong cách ngôn ngữ:  Khi trả lời phong cách ngôn ngữ nào thì phải giải thích phong cách ngôn ngữ đó mới đạt điểm tuyệt đối. Giải thích thì dựa trên đặc trưng của phong cách ngôn ngữ. 
3. Hỏi về các biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật. 
a. Lưu ý 1: Câu hỏi sẽ là 
(a). Chỉ ra các biện pháp tu từ   trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của các phép tu từ đó? 
(b). Chỉ ra biện pháp tu từ chính trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của các phép tu từ đó?
pdf 8 trang Lệ Chi 19/12/2023 7180
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc

Đề cương ôn tập Học kì II môn Ngữ văn Lớp 12 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Bảo Lộc
1 
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC 
TỔ NGỮ VĂN 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 – HỌC KÌ II 
Năm học 2020 - 2021 
A. NỘI DUNG ÔN TẬP 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 
- HS nắm vững 6 CẤP ĐỘ HIỂU 
+ Nắm được các thông tin chính của văn bản, nằm trong văn bản, tức là trả lời câu hỏi 
văn bản ấy nói (viết) về vấn đề gì? 
+ Hiểu được vai trò, tác dụng của các hình thức biểu đạt (nghệ thuật) được sử dụng trong 
văn bản. 
+ Hiểu được những ẩn ý sâu xa (mục đích của tác giả) được gửi gắm phía sau những câu 
chữ của văn bản, nhất là với các văn bản văn học, văn hình tượng. 
+ Phát hiện những nội dung, ý nghĩa vượt ra ngoài văn bản và cả ý đồ tác giả, do vốn 
sống, hoàn cảnh và điều kiện riêng của người đọc 
+ Nhận diện và đánh giá được giá trị của những nội dung và hình thức biểu hiện của văn 
bản. 
+ Biết vận dụng những gì mình hiểu vào giải quyết các tình huống tương tự trong học tập 
và cuộc sống. 
PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP 
1. Nếu hỏi về nội dung, nhan đề văn bản 
- Văn... tăng giá trị biểu cảm. 
4. Đề hỏi về thao tác lập luận 
* Lưu ý: 
- Nếu đoạn đó có phép so sánh thì nó là thao tác so sánh. 
- Nếu đoạn có đưa ra một khái niệm và lý giải thì đó là giải thích 
- Nếu đoạn có lập luận để không công nhận một cái gì đó không đúng thì đó là thao tác 
bác bỏ. 
5. Hỏi về phương thức biểu đạt 
- Nếu hỏi phương thức biểu đạt chính của văn bản 
+ Là thơ thì thường là: biểu cảm 
+ Là văn xuôi thường là: tự sự (nếu đó là truyện) hoặc miêu tả (nếu đó là tuỳ bút) 
+ Nếu hỏi về các phương thức biểu đạt (các hoặc những thì là từ 2 trở nên): khi gặp 
các câu hỏi như thế về văn bản thơ và văn xuôi thì trả lời hết ba phương thức biểu đạt sau 
vào: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Trả lời như thế là có thể đúng cả hoặc chỉ đúng 2 trong 3 
phương thức nhưng vẫn được chấm điểm tuyệt đối. 
- Khi nào có đoạn văn bản mà thấy có sử dụng số liệu, nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, 
nêu ví dụ, so sánh, phân loại, phân tích. Đó dứt khoát là thuyết minh 
- Khi nào có đoạn văn mà bàn luận về một vấn đề gì đó liên quan đến chính trị, xã hội, 
đạo đức thì đó chính là thao tác nghị luận. 
- Đôi lúc thao tác thuyết minh vẫn gắn với tự sự hoặc nghị luận gắn với thuyết minh hoặc 
nữa là nghị luận gắn với tự sự. 
6. Hỏi về ý nghĩa một câu thơ hoặc câu văn nào đó hoặc hỏi về ý nghĩa của một số từ 
ngữ. 
3 
- Khi làm bài lưu ý câu trả lời sẽ phải bảo đảm được hai phần rất rõ ràng: nội dung và 
nghệ thuật. Nếu câu đó không có nghệ thuật thì thôi không trả lời. Nhưng hầu như câu 
nào cũng có nghệ thuật cả nên các em lưu ý điểm này. 
- Khi hỏi về ý nghĩa của một số từ ngữ thì các em phải đặt từ ngữ đó trong chỉnh thể của 
nội dung văn bản đó từ đó suy ra câu trả lời. 
7. Hỏi về các loại câu (trong ngoặc kép là để nhận biết) 
Câu chia theo mục đích nói: 
- Câu tường thuật (câu kể - câu này thường dẫn một sự việc) 
- Câu cảm thán (câu cảm có dấu!) 
- Câu nghi vấn (có dấu hỏi) 
- Câu khẳng định 
- Câu phủ định. (Có chữ không) 
Câu chia theo cấu...ể thơ. 
2. LÀM VĂN 
2. 1. Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản 
- Đoạn văn 
- Liên kết và lập luận trong văn bản: Phép liên kết: Phép nối, phép thế, phép tỉnh lược, 
phép lặp, phép liên tưởng. 
- Các thao tác lập luận: Diễn dịch, quy nạp, song hành. 
2.2. Các kiểu văn bản 
- Văn bản tự sự. 
- Văn bản thuyết minh. 
- Văn bản nghị luận. 
3. VĂN HỌC 
- Truyện hiện đại Việt Nam 
- Kịch hiện đại Việt Nam 
II. PHẦN LÀM VĂN 
1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một tư tưởng, đạo lí cần đảm bảo các nội dung 
sau: 
- Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. 
- Giải thích, phân tích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu. 
- Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó (Khẳng định đối với 
những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch). 
2. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một hiện tượng đời sống cần đảm bảo các nội 
dung sau: 
- Nêu rõ hiện tượng đời sống cần bàn luận. 
- Phân tích, đánh giá các biểu hiện của hiện tượng (tốt - xấu, đúng - sai, lợi - hại). 
- Lí giải các nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng. 
- Bày tỏ thái độ, ý kiến đối với hiện tượng đời sống đó. Đề xuất giải pháp đối với hiện 
tượng đời sống đó. 
5 
- Rút ra bài học về cách sống, cách ứng xử nói chung và đối với bản thân. 
3. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần: 
- Nắm vững nội dung và giá trị của tác phẩm văn học (hoặc văn bản có chứa đựng một 
vấn đề xã hội cần nghị luận). 
- Tìm hiểu về vấn đề xã hội được gửi gắm trong tác phẩm văn học. 
- Chọn lựa những dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu để chứng minh cho vấn đề nghị luận 
nhằm làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc. 
4. Bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi cần đảm bảo các bước 
sau: 
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nhân vật cần nghị luận. 
- Phân tích những khía cạnh nổi bật về nhân vật (hoàn cảnh sống, ngoại hình, nội tâm, 
hành động, tính cách, số phận...) để làm rõ về vẻ đẹp của nhân vật (hoặc các giá

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_2021_truong.pdf
  • docxBẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ THI THAM KHẢO NGỮ VĂN 12.docx
  • docxMA TRẬN ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12.docx