Đề cương ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 12 Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Phần I: Lý thuyết

Bài 21:  XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)

I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

- Tình hình:

+ Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền bắc hoàn toàn giải phóng. Tháng 5/1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc.

+ Ở miền Nam, Mĩ thay Pháp và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta làm hai miền, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.

- Nhiệm vụ: nhân dân ta vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

- Mối quan hệ của cách mạng hai miền: miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất, còn miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện những nhiệm vụ chung, trước hết là đánh bại đế quốc Mĩ, giải phóng miền Nam.

- Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Đó là quan hệ giữa hậu phương với tiền tuyến.

II. Miền bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất(1954-1960)   Giảm tải

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)  (Đọc thêm)

2. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

- Điều kiện lịch sử:

Những năm 1957-1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng; đề ra luật 10/59, đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật...làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn.

Tháng 1/1959, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ -Diệm. 

Diễn biến của phong trào “Đổng khởi”

 Ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.

“Đồng khởi” nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên...Đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.

Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày 20/12/1960.

Ý nghĩa:

Phong trào “Đồng khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm

 Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam: Từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

docx 26 trang Lệ Chi 22/12/2023 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 12 Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 12 Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Đề cương ôn tập Học kì II môn Lịch sử Lớp 12 Năm 2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Lâm Đồng
Trường THPT chuyên Bảo Lộc
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020
MÔN LỊCH SỬ- KHỐI 12
Phần I: Lý thuyết
Bài 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC. ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1965)
I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương
- Tình hình:
+ Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền bắc hoàn toàn giải phóng. Tháng 5/1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc.
+ Ở miền Nam, Mĩ thay Pháp và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta làm hai miền, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á.
- Nhiệm vụ: nhân dân ta vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH, vừa phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình th...iểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)
- Nội dung:
+Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền; nêu rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
+ Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
+Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
+Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965); bầu Ban chấp hành Trung ương mới.
- Ý nghĩa Đại hội: Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà.
V. Miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam
1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam
“Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” quân sự Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.
Mĩ đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Mĩ tăng nhanh viện trợ quân sự, cố vấn quân sự...tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, dồn dân lập “ấp chiến lược”.
Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại miền Bắc.
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng miền Nam kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân.
- Trên mặt trận quân sự- Chiến thắng Ấp Bắc Ngày 2- 1- ... 1966 -1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân vào vùng căn cứ kháng chiến.
2. Chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ
- Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi,) ngày 18-8-1965 Mĩ tấn công Vạn Tường, sau một ngày chiến đấu, quân chủ lực và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến 900 địch, Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ, mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống lập Ấp chiến lược, đòi Mĩ rút về nước phát triển rất mạnh ở cả nông thôn và thành thị. Vùng giải phóng được mở rộng.
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968) (giảm tải)
III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973)
1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ 
- Âm mưu:
+ Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.
+ “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy.
+Tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ tiếp tục âm mưu “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”, để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.
+Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộng xâm lược Campuchia (1970) và tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
- Thủ đoạn: Tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ.
- Thắng lợi về chính trị và ngoại giao: 
+ Ngày 6 -6 -1969, Chính phủ c

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_12_nam_2020_truong.docx